Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 02/02/2010 17:41 (GMT+7)

Sóc Trăng: Mô hình chăn nuôi “gà đẻ trứng vàng” cho lãi bạc tỷ

Đấy là mô hình chăn nuôi gà khép kín của anh tỷ phú trẻ Trần Thanh Đại ở xã Đại Hải, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.

Năm 2002, cùng với sự khuyến khích của nhiều chính sách từ Trung ương của tỉnh mà anh Hải biết đến nghề chăn nuôi. Thời điểm ấy, mô hình chăn nuôi gia công gà công nghiệp cho công ty CP cũng bắt đầu được hình thành ở Sóc Trăng.

Anh Đại nhận thấy mô hình chăn nuôi mới này được sự hỗ trợ rất tốt về kỹ thuật và đặc biệt lại không phải lo đầu ra cho sản phẩm - vốn là nỗi lo thường trực của người chăn nuôi tự phát nhỏ lẻ, là nguyên nhân chính lý giải cho việc hiệu quả chăn nuôi không cao và bấp bênh. Vì vậy, anh Đại đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 2 dãy chuồng và ký hợp đồng nuôi gia công 30.000 con gà công nghiệp.

Vạn sự khởi đầu nan, anh Đại cũng như bao người khác chập chững đến với nghề chăn nuôi. Do chưa có kinh nghiệm, do hiểu biết về kỹ thuật chăn nuôi chưa cao, do đầu tư chưa đúng mức nên những năm đầu hiệu quả chăn nuôi của anh không cao lắm.

Không nản chí, anh Đại quyết tâm tăng quy mô nuôi gia công lên 50.000 con vào năm 2006, chịu khó vừa làm vừa tích luỹ kinh nghiệm, toàn tâm toàn ý với nghề. Với phương châm tích luỹ để mở rộng, phát triển lâu dài chứ không chạy theo thị hiếu, thời vụ nên anh không ngừng đầu tư mới cho trang trại của mình. Đến nay anh đã có 21 dãy chuồng gà công nghiệp, trong đó 9 dãy chuồng gà nuôi lấy thịt còn lại là nuôi gà lấy trứng. Quy mô nuôi mỗi dãy chuồng từ 5.000 – 30.000 con nên mỗi đợt nuôi cũng đạt đến 180.000 con. Với mật độ thả dày và thời gian nuôi mỗi đợt khoảng 50 ngày nên mỗi năm anh Đại có thể xuất chuồng 4 đợt với tổng cộng trên 700.000 con gà.

Năm 2008 dù thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do lượng gà ngoại ồ ạt nhập vào Việt Nam nhưng riêng mô hình chăn nuôi của anh Đại vẫn đạt lợi nhuận đáng kính phục. Sau 4 đợt thả nuôi, anh Đại đã có tổng thu nhập năm 2008 là hơn 1,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí nhân công, khấu hao chuồng trại… anh vẫn đạt lợi nhuận hơn 1 tỷ đồng.

Ngoài đàn gà nuôi lấy thịt, đàn gà nuôi lấy trứng cũng đang trong giai đoạn cho trứng nên nâng nguồn thu cho gia đình anh rất đáng kể. Lượng thu mỗi ngày cho trên 50.000 quả trứng từ 12 dãy chuồng gà đẻ. Với lượng trứng này, mỗi tháng anh Đại cũng thu được lãi ròng 360 triệu đồng.

Để thu được thắng lợi như ngày hôm nay, anh Đại đã phải quyết tâm đi theo con đường đầu tư “ra tấm ra món”, chăn nuôi lâu dài theo hướng công nghiệp hoá và không ngừng cập nhật các công nghệ mới nhất cho trại gà của mình.

Hiện nay, gà ở trang trại của anh Đại được nuôi trong chuồng kín, có điều hoà nhiệt độ thích hợp, được tiêm phòng dịch định kỳ đầy đủ, giống được lựa chọn cẩn thận và đảm bảo sạch bệnh, chú trọng công tác vệ sinh môi trường chăn nuôi để hạn chế tối đa các tác nhân và vật trung gian truyền bệnh… nên sản phẩm được sản xuất từ trang trại của anh được người tiêu dùng yên tâm lựa chọn.

Kinh nghiệm của anh Đại hay phổ biến cho bà con lối xóm cùng nuôi là gà phát triển tốt ở nhiệt độ trung bình 25 0C (vì vậy có điều kiện xây dựng chuồng kín có điều hoà nhiệt độ là tốt nhất). Phải chú trọng việc giữ gìn trang trại sạch sẽ, kể cả bản thân người công nhân cũng phải vệ sinh chu đáo trước và sau khi lao động trong trang trại. Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi phải nắm được vững vàng các kỹ thuật chăn nuôi để hạn chế tối đa tỷ lệ gà hao hụt khi con giống còn nhỏ…

Mô hình chăn nuôi gà khép kín của anh Đại hiện nay đang là mô hình lớn nhất của tỉnh Sóc Trăng - một tỉnh có số lượng trang trại và đàn gà nuôi theo mô hình khép kín lớn nhất cả nước với trên 26 trang trại có hợp đồng nuôi gà công nghiệp gia công theo quy trình khép kín cho các công ty cổ phần thức ăn CP và Japfa với tổng số lượng gà nuôi mỗi đợt vừa lấy thịt vừa lấy trứng lên tới trên 1 triệu con gà.

Với những mô hình “gà đẻ trứng vàng” như ở Sóc Trăng đã và đang chứng tỏ định hướng chăn nuôi tập trung, công nghiệp của ngành là hoàn toàn dúng đắn và là xu thế tất yếu cho việc phát triển ngành chăn nuôi vươn lên ngành chính trong sản xuất nông nghiệp, là nguồn thu chủ yếu để nâng cấp chất lượng cuộc sống của nông dân ở mọi vùng nông thôn nước nhà.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.