Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 22/04/2010 16:09 (GMT+7)

“Siêu nơron” trí thông minh của con người

Nhờ đâu mà con người có khả năng nói, suy nghĩ, tưởng tượng, tạo ra các khái niệm, phát minh, sáng tạo… Đó là do một lớp noron chỉ dày khoảng vài milimet, xếp lại thành các cuộn não và bao phủ toàn bộ cả hai bán cầu não. Lớp này được gọi là “tân vỏ não” bởi vì nó xuất hiện mới nhất trong tiến trình hình thành vỏ não. Ở loài người, lớp tân vỏ não này trải dài ra ở phía trước của não, tạo thành u nằm dưới trán: đó là thuỳ trán. Phần tiền thuỳ trán lại là nơi tiềm ẩn của các khả năng phi thường.

Bí ẩn của tân vỏ não con người

Bằng cách nào mà tân vỏ não có thể sinh ra nhiều hình thái khác nhau của trí thông minh theo giả thuyết của Howard Gardner? Vấn đề đó lây nay vẫn chưa được giải mã và gây ra rất nhiều tranh cãi. Một ê kíp các nhà sinh lý học thần kinh thuộc Viện Đại học Szeged, Hungary, đã đưa ra giả thuyết mới được đăng tải trên tạp chí Mỹ PLOS Biologytháng 9 – 2008.

Trong tân vỏ não của con người và chỉ ở con người mà thôi, có một vài nơron đặc biệt có khả năng kích hoạt nhiều tín hiệu thần kinh cùng một lúc chỉ bằng một lần kích thích duy nhất. Hiện tượng này xảy ra là do sự tác động của một loại tế bào rất nhỏ có hình dạng đặc biệt giống như cây nến, nên được gọi là tế bào nến.

Trí thông minh theo thuyết “định lượng”

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Hungary đã “cải chính” giả thuyết cổ điển tồn tại lâu nay cho rằng trí thông minh củacon người liên quan đến sự phát triển thái quá của thuỳ trán so với các thuỳ khác. Giả thuyết này mang tính “định lượng”.

Vào năm 2002, nhà nghiên cứu Katerina Semendeferi đã “tạt gáo nước lạnh” vào thuyết định lượng này. Bà đã tập hợp 24 phim X quang về não bộ của loài khỉ ở Atlanta, bang Georgia (Hoa Kỳ), sau đó so sánh với não bộ của người được chụp tại Viện Đại học Iowa. Kết quả: Tân vỏ não vùng trán của người có thể thích khoảng 238,8 – 329,8 cm3 chiếm ưu thế so với 50,4 cm3 của loài tinh tinh hay 111,6 cm3 của đười ươi. Tuy nhiên, nếu so tân vỏ não vùng trán với toàn bán cầu não thì con người (tỉ lệ 36,4 – 39,3%) không khác bao nhiêu đối với loài tinh tinh (36,6 – 38,7%) hoặc loài đười ươi (35 – 36,9%). Khác với điều lầm tưởng từ lâu nay.

Trí thông minh theo thuyết “định tính”

Nhóm nghiên cứu thuộc viện Đại học Szeged, Hungary, đã đặt viên đá đầu tiên cho giả thuyết “định tính” này, với mục tiêu là tìm hiểu sự kết nối các vi mạch giữa các nơron. Tân vỏ não gồm có 6 lớp (xem hình bên) được cấu tạo chủ yếu là các nơron lớn mà thân có dạng hình tam giác, nên được gọi là tế bào hình tháp, kết hợp với các nơron liên kết nhỏ hơn. Tế bào hình tháp và các nơron liên kết hình thành nên các vị mạng cục bộ; khi kết hợp lại với nhau chúng tạo thành một mạng lưới khổng lồ như hàng tỉ cỗ máy cùng làm việc với nhau.

Trước tiên, các nhà khoa học khảo sát sự truyền tín hiệu trực tiếp từ tế bào hình tháp đến các tế bào lân cận. Nhưng, khác với hiểu biết kinh điển cho rằng một tế bào hình tháp chỉ truyền tín hiệu đến 2 tế bào khác. Qua nghiên cứu, với một tín hiệu tế bào hình tháp đã tạo ra một chuỗi phản ứng, kích thích đến một trăm tế bào thần kinh, mà như vậy sự hiện diện của các “siêu nơron”, với khả năng kích hoạt cả chuỗi phản ứng, tân vỏ não trở thành bộ máy “siêu năng”, điều không thể có ở tế bào chuột hay khỉ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu tiếp theo, với 37 hình chụp cộng hưởng từ (MRI) não bộ cho thấy tân vỏ não vùng trán không phải là yếu tố duy nhất làm nên trí thông minh, mà cần có sự phối hợp của tân vỏ não thuỳ trán, vùng có chức năng về xây dựng kế hoạch, tư duy, với thuỳ chẩm, chịu trách nhiệm về cảm xúc. Ngoài ra, trí thông minh còn phụ thuộc vào nhiều vùng của não bộ, được liên kết chặt chẽ với nhau thông qua các sợi trục. Trước đây, người ta cho rằng các nơron càng tiêu thụ nhiều đường sẽ hoạt động càng nhiều. Trái lại, một vài vùng trở nên hoạt hoá hơn các vùng khác khi phải động não. Tuy nhiên, những vùng não hoạt hoá càng nhiều thì kết quả giải quyết công việc lại càng ít hiệu quả. Điều này chứng minh trí thông minh phụ thuộc vào bộ não có năng lực chứ không phải là bộ não lao động nhiều.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.