Sáng tạo trẻ
“Cô nhện”… thám hiểm
Sau 5 tháng nghiên cứu, Nguyễn Lân Vinh Cường và Lã Ngọc Đức (đều là SV năm thứ 5 khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính trường ĐH Bách khoa TP.HCM, thành viên Câu lạc bộ BKIT Hardware) đã chế tạo ra robot nhện có 6 chân khá hoành tráng. Đại diện nhóm nghiên cứu cho hay: Năm ngoái, hai bạn tạo được phiên bản tương tự nhưng chỉ với 4 chân. Sau khi nâng cấp, robot di chuyển linh hoạt và nhanh hơn. “Nàng nhện này có khả năng thám hiểm những địa hình không bằng phẳng, thu thập dữ liệu trong những điều kiện con người khó tiếp cận” - Vinh Cường giới thiệu. Theo Cường, chi phí tạo ra mỗi “cô nhện” khoảng 10 triệu đồng.
Trong lúc biểu diễn, nhện đen thỉnh thoảng nhún hai chân trước như đang làm duyên khiến nhiều bạn trẻ bật cười thích thú. Chủ nhân của nó giải thích: “Cô nàng đang lấy chân gắp mẫu vật đấy. Từ nền tảng thiết kế cơ bản này, tùy mục đích sử dụng mà có thể gắn thêm những thiết bị hỗ trợ như camera hoặc cảm biến lấy mẫu kiểm tra địa thế”. Nhóm nghiên cứu cho biết sắp tới sẽ tập trung tìm kiếm giải thuật điều khiển hiệu quả hơn, đặc biệt là phần mềm sử dụng máy tính để điều khiển hoạt động của robot nhện.
Quan sát từ xa
“Cõng” trên mình mấy chiếc camera, “cô” robot nhỏ nhắn (kích thước 20 cm x 25 cm, cao 15 cm) đã bí mật truyền hàng loạt hình ảnh trong bán kính 15m về máy tính xách tay cho chủ nhân của nó. Sản phẩm này thành hình sau 8 tháng mày mò thiết kế của hai SV: Trần Châu Bảo Long và Nguyễn Hoàng Phương - cũng thuộc khoa Khoa học và Kỹ thuật máy tính, trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Theo Bảo Long, robot này dùng để quan sát địa hình phức tạp từ xa. Chỉ cần một thiết bị không dây hoặc 3G là có thể dễ dàng nhận được hình ảnh do robot chuyển về. Bảo Long chia sẻ: “Với sản phẩm này, tụi mình muốn khám phá hướng tiếp cận mới trong lĩnh vực nhúng ở Việt Nam bằng những thiết bị hệ điều hành Linux”.
“Anh chàng” vượt địa hình
Robot vượt địa hình |
Thả hoa đăng
Mô hình hoa đăng |
Nội dung cuộc thi: Mỗi đội bao gồm không quá 3 robot. Một robot điều khiển bằng tay, và một hoặc hai robot tự động. Robot điều khiển bằng tay phải hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên là nhấc 3 chậu nhang và đặt chúng vào vùng chung trước khi thực hiện nhiệm vụ kế tiếp. Sau đó, robot điều khiển bằng tay sẽ mang đế nến và đặt chúng tại vùng trang trí nằm trên Sala. Robot điều khiển bằng tay sẽ lấy những cây nhang từ vùng chung để sử dụng trong suốt quá trình lắp ráp Krathong.
Robot tự động sẽ thu thập những cánh hoa Krathong cùng những bông hoa và đặt chúng tại vùng chuẩn bị. Robot tự động sẽ trang trí Krathong bằng cách chất một cánh hoa Krathong và sau đó là một bông hoa lên đế nến nằm trên Sala. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ này, robot điều khiển bằng tay sẽ đặt 3 cây nhang vào Krathong đã được trang trí. Robot tự động sẽ mang Krathong đã hoàn thành và thả chúng xuống mặt sông của đội mình. Không có bộ phận nào của robot được chạm hay tiếp xúc với mặt sông.
Cuối cùng, chỉ duy nhất một robot tự động mang và thả ngọn nến lên thân cây nến cho khớp lại trong khi Krathong hoàn tất đang nổi trên mặt sông. Không bộ phận nào của robot được chạm hay tiếp xúc với mặt sông hoặc Krathong hoàn tất. Đội đầu tiên thả được ngọn nến thành công sẽ giành chiến thắng, và đội thắng cuộc được gọi là “Loy Krathong”.
Nếu không đội nào đạt được “Loy Krathong” trong vòng 3 phút, số điểm của các nhiệm vụ được hoàn thành sẽ quyết định đội thắng cuộc. Mỗi trận đấu sẽ diễn ra giữa đội đỏ và đội xanh. Mỗi trận đấu kéo dài 3 phút.
Xem chi tiết mô phỏng cuộc thi từ website trường ĐH Lạc Hồng Đồng Nai.
Được biết cuộc thi Robocon châu Á Thái Bình Dương đã khởi đầu ở Tokyo, Nhật Bản vào năm 2002, sau đó các quốc gia thành viên thay phiên nhau tổ chức cuộc thi. Thái Lan vào năm 2003, tiếp đó là Hàn Quốc (2004), Trung Quốc (2005), Malaysia (2006), Việt Nam (2007), Ấn Độ (2008), Nhật Bản (2009) và Ai Cập (2010).
Robot quét dọn
Robot quét dọn |