Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 21/03/2007 22:53 (GMT+7)

Sản phẩm Human Animal Hybrid: Thành tựu khoa học hay thảm hoạ?

Sản phẩm nói trên được giới khoa học gọi là Human – Animal Hybrid (tạm dịch: sản phẩm lai người - động vật) hay còn gọi tắt là sản phẩm HAH. Những con chuột HAH nói trên là do ông Fred Gage, chuyên gia sinh học ở Viện Salk; Mỹ tạo ra với mục đích tìm hiểu neuron của con người hoạt động như thế nào trong cơ thể, đặc biệt là trong quá trình thoái hoá và diệt vong trong những người mắc bệnh sa sút trí tuệ như Parkinson hay Alzheimer. Việc nghiên cứu và tìm hiểu về các tế bào não trong môi trường tự nhiên, nhất là cơ cấu bên trong, các chức năng của não sẽ giúp cho khoa học có thể tạo ra các phương pháp chữa bệnh mới, khắc phục những căn bệnh về thần kinh mà hiện nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trin. Song, theo các nhà khoa học thì kiểu thử nghiệm về não của con người như trên là điều không thể chấp nhận ngay trong trường hợp não động vật mang một lượng rất nhở tế bào não ở người cũng vậy, chính vì lẽ đó mà khi được tin này có rất nhiều người sửng sốt, trong đó có cả Tổng thống Mỹ W.Bush. Chính ông đã thốt lên rằng, không hiểu sao một nhà khoa học như Fred Gage lại dám làm một điều như vậy, dám vượt qua giới hạn đạo đức cần được tôn trọng cho dù ngành sinh học phát triển đến đâu. Vì lẽ trên mà năm 2006, Tổng thống W.Bush đã yêu cầu Quốc hội phê chuẩn đạo luật cấm lạm dụng đạo đức trong việc nghien cứu y sinh, kể cả các nghiên cứu như tạo ra sản phẩm HAH như nêu ở trên với lý do cuộc sống của con người là quà tặng của Thượng đế, không một ai được phép đùa giỡn.

Không chỉ có dư luận mà ngay cả những người nghiên cứu khoa học cũng gọi đây là thảm họa, những sản phẩm này được ví là Chimera (quái vật đuôi rắn mình dê, đầu sư tử đã từng được đề cập nhiều trong các thần thoại Hy Lạp), và ngay cả người Hy Lạp cũng đã gọi Chimera là quái vật vì nó đi ngược với quy luật của tự nhiên, cần phải loại ra khỏi đời sống con người và động vật đã được phê chuẩn tháng 3 – 1984 nhưng đến nay đã có không ít những vụ vi phạm nghiêm trọng. Ví dụ ngay sau khi đạo luật trên được ban hành, tạp chí Nature có đăng tải trên trang bìa một sản phẩm HAH có tên Geep do một nhà khoa học người Đan Mạch tên là Steen Willad tạo ra. Nó chứa cả tế bào lấy từ một phôi thai của một con cừu và một con dê, đây là động vật quái dị có đầu dê, nhưng lông lại là của con cừu. Tuy chưa được xếp vào diện siêu quái dị nhưng nó đã gây sửng sốt về mặt sinh học, và từ bấy đến nay đã có rất nhiều thành tựu khác trong lĩnh vực sinh học đươc người ta nguỵ biện để phục vụ nghiên cứu và chữa bệnh của con người trở thành tiêu điểm cho rất nhiều tranh cãi gay gắt.

Trong số những tranh cãi mang tính khoa học gay gắt nhất là việc liệu các Chimera hay HAH có thể tạo ra được các bộ phận nội tạng để thay thế cho con người hay không, hay sẽ được dùng trá hình cho những mục đích phi đạo đức khác? Để tạo ra các sản phẩm này người ta đã phải cấp ghép các tế bào mầm hay tế bào gốc (slem cells), loại vật liệu mà các nhà sinh học hy vọng có thể cho phát triển trở thành bất kỳ một dạng mô người lớn nào bên trong bào thai hoặc phôi thai động vật để nó phát triển trở thành bộ phận con người như gan, thận hay ngay chính cơ thể của động vật sống. Từ năm 2002 đến nay, những cuộc thử nghiệm kiểu này đã được tiến hành. Ví dụ năm 2002 một nhà khoa học tên Alan Flake ở Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia và Esmail Zanjani ở Đại học Neva, Mỹ đã phối hợp thực hiện một đề tài đưa các tế bào mầm của người vào trong bào thai mới phát triển của con cừu khi bào thai này đang phát triển trong dạ con của con cừu mẹ. Kết quả sau khi sinh những con cừu con này đã có các mô như máu, sụn, cơ bắp và tim giống 40% cấu trúc của con người mặc dù bề ngoài không khác một con cừu chính hiệu. Năm 2003, Yair Reisner ở Viện Weizmann, Israelđã cấy ghép các tế bào mầm thận có chức năng giống như thận người. Với những kết quả trên các chuyên gia ngành sinh học cho rằng, việc tạo ra các sản phẩm lai HAH hay Chimera là nhằm tạo ra các bộ phận làm được đầy đủ chức năng để thay thế cho con người như thận, gan và tim.

Trở lại dự án của Fred gage ở Viện Salk để chúng ta hiểu thêm về vấn đề này. Khởi thuỷ nó được tiến hành từ tháng 12 – 2005, Fred Gage đã cấy ghép bằng cách tiêm các tế bào mầm của người dạng phôi vào các vùng não của mô thai chuột khi chúng đang phát triển trong dạ con của chuột mẹ. Sau đó các tế bào người trở thành các neuron hoạt hoá liên kết với vùng não của chuột lúc chúng trưởng thành. Mặc dù não chuột chứa chưa đầy 1% não người nhưng những con chuột cấy ghép đã tạo ra những cơ cấu tốt hơn để chống chọi lại những căn bệnh thần kinh. Tuy nhiên, dư luận cũng đã đặt rất nhiều câu hỏi, chẳng hạn não chuột có chứa tới 100% não người thì những thảm họa sẽ đi đến đâu, đặc biệt là vấn đề đạo đức. Bởi vậy người ta lo ngại một khi những nghiên cứu này đã vượt qua giới hạn cho phép và được áp dụng cho những loại động vật linh trưởng cao cấp như khỉ, vượn hay tinh tinh thì thảm hoạ sẽ còn lớn hơn nhiều, nhất là cho những mục đích phi nhân đạo.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.