Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 24/03/2010 18:31 (GMT+7)

Rượu thuốc & cách ngâm rượu thuốc

Các sách Đông y cổ đã đề cập nhiều đến rượu thuốc Nội kim, Kim quĩ yếu lược, Thương hàn tạp bệnh luận. Đặc biệt, cuốn Bản thảo cương mục đã ghi lại kinh nghiệm sử dụng men rượu, rượu trắng, rượu nho, bã rượu, rượu ủ… trong hầu hết các chuyên khoa lâm sàng như nội khoa, ngoại khoa, nhi khoa, phụ khoa và ngũ quan khoa.

Rượu thuốc có 2 phần là rượu và thuốc. Rượu đóng vai trò là dung môi hoà tan hoạt chất có trong dược liệu (thuốc). Khi uống vào, theo y học cổ truyền, rượu có nhiệm vụ giúp thuốc “ngấm” được đến các cơ quan mong muốn.

“Thuốc” để ngâm là các loại dược liệu (cây thuốc, động vật, khoáng vật…) có dược tính. Nếu chỉ ngâm một loại dược liệu duy nhất thì gọi là rượu đơn, thông thường, người ta thường ngâm nhiều loại dược liệu khác nhau để phát huy tác dụng cao nhất (rượu kép).

Nếu xét tính năng, có thể chia rượu thuốc ra làm 2 loại là rượu bổ và rượu bệnh.

- Rượu bổ thì bổ âm, bổ dương, bổ khí, bổ huyết, khai vị…

- Rượu “bệnh” có thể chia ra khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt, lợi thấp, an thần…

Nếu căn cứ theo cách dùng có thể chia ra rượu uống trong hay dùng ngoài (rượu xoa bóp).

Vì rượu thuốc cũng là dược phẩm nên khi dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc đúng bệnh, đúng người và đúng liều lượng. Nếu dùng rượu để trị bệnh trước hết cần phải được khám và chẩn đoán bệnh chính xác rồi mới cho phương thuốc thích hợp. Nếu dùng các loại rượu bổ với mục đích bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cũng cần xem xét các yếu tố tuổi tác, giới tính, thể chất… và xác định cơ quan tạng phủ nào trong cơ thể bị hư yếu (âm hư, dương hư, khí hư, thận hư…) để lựa chọn phương thuốc thích hợp.

Tác dụng của rượu thuốc phụ thuộc vào chất lượng rượu và thành phần thuốc ngâm

- Thường dùng rượu trắng, độ cồn từ 40 – 60 0, cất từ gạo, ngô… Nồng độ cồn tuỳ thuộc vào tính chất của dược liệu đem ngâm. Nồng độ rượu càng cao càng dễ bảo quản, nhưng nếu cao quá, lại khó hoà tan một số hoạt chất có trong dược liệu.

- Dược liệu trước khi ngâm bắt buộc phải được bào chế đúng kỹ thuật, phù hợp cho từng loại, bao gồm việc sơ chế như loại bỏ tạp chất, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, thái phiên, nghiền nhỏ hay đập vụn để chiết tối đa hoạt chất.

- Dược liệu có thể là cây thuốc, động vật nguyên con (rắn, tắc kè, chim bìm bịp, cá ngựa…) hoặc từng phần cơ thể hay tạng phủ (tinh hoàn, dương vật dê, hải cẩu, mật gấu…) hoặc các loại cao động vật như hổ, khỉ… (cao xương hoặc cao toàn tính). Rượu ngâm động vật thường theo khái niệm “tạng trị liệu” có nghĩa là trong cơ thể “yếu” chỗ nào thì chỉ việc ăn bộ phận tương tự ở con vật sẽ khoẻ lên ngay. Tuy vậy, đây chỉ là lời đồn dễ gây niềm tin ở một số người chứ thực ra, chưa hề có một nghiên cứu khoa học nào về vấn đề này.

- Tỉ lệ rượu/ thuốc thường từ 10/1 đến 5/1 tuỳ theo loại dược liệu hút nhiều hay ít dung môi. Thông thường sau vài ngày, nếu thấy cạn bớt rượu có thể châm thêm cho đầy bình.

Cách ngâm

- Thường là ngâm lạnh, tức là cho dược liệu vào bình rồi đổ rượu vào, đậy kín, để ở nơi tối và mát. Nên ngâm ít nhất 1 tháng, cábiệt có thể lên tới 100 ngày (nếu trời lạnh).

- Ngâm nóng: thường dùng cho các loại dược liệu rắn chắc, khó chiết xuất và có khả năng chịu nhiệt. Cho rượu và thuốc vào dụng cụ thích hợp rồi đun cách thuỷ cho sôi lên, đổ sang bình ngâm, đậy kín và ngâm như ngâm lạnh.

- Ngâm hạ thổ: cho dược liệu và rượu vào bình ngâm, trét kín miệng bình (bằng đất sét), chôn xuống đất, ngâm hàng trăm ngày mới đem lên.

Vài lưu ý khi dùng rượu thuốc

- Rượu là một chất kích thích mạnh, cần thận trọng khi đang có những bệnh lý khác như tim mạch, huyết áp, dạ dày, gan mật… Ngoài ra, rượu có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu vào cơ thể của các loại thuốc khác.

- Nhiều loại dược liệu có thể làm nặng thêm tình trạng những bệnh khác như Sâm, Nhung làm tăng huyết áp; Cam thảo có thể làm giảm hấp thu các thuốc chống tăng huyết áp, tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày; Tam thất và Nhục quế có thể làm nặng thêm các tình trạng xuất huyết…

- Như trên đã nói, “công lực” của rượu thuốc phụ thuộc phần lớn vào thành phần dược liệu, do đó chất dược liệu rất quan trọng. Trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại Nhâm sâm, Hoàng kỳ, Ba kích, Tam thất (nhập từ Trung Quốc) kém chất lượng, thậm chí có mẫu không tìm thấy hoạt chất. Mặc khác, không phải cứ ngâm nhiều loại dược liệu “xịn” như bìm bịp, tắc kè, “tay” gấu, tiết rắn, mật ba ba hay tinh hoàn hải cẩu,… là có thể xem như thần dược tăng cường sinh lực, vì thực chất tác dụng của những loại “thuốc” này chưa từng được nghiên cứu.

- Rượu thuốc là một dạng bào chế thuốc, nếu muốn tự ngâm để dùng ở nhà nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn, không nên ngâm theo lời mách bảo hay truyền tụng về những tác dụng không hề có trong thực tế của một loại thuốc nào đó.

- Rượu là gánh nặng của tim, phổi, thận. Uống rượu không đúng cách sẽ là đưa nguồn chất độc vào cơ thể…

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.