Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 15/09/2009 15:51 (GMT+7)

Quy trình trồng, chăm sóc, thu hái và bảo quản hạt giống Jatropha

1. Giới thiệu về cây jatropha (Cọc Rào Cọc Giậu)

Có tên khoa học là Jatropha Curcas L., tên Việt Nam là Cọc Rào và Cọc Giậu, thuộc họ Thầu Dầu (Euphor biaceac), chi Jatropha, phân bố rộng khắp ở các nước nhiệt đới, á nhiệt đới như Mianma, Việt Nam, Thái Lan, Philiphin, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc, Uganda … có nguồn gốc từ châu Mỹ. Jatropha được cả thế giới đánh giá là cây thân gỗ lâu năm để sản xuất dầu diesel sinh học lý tưởng nhất hiện nay. Toàn bộ thân, lá, vỏ cây, hạt đều có thành phần độc như phytotoxin còn gọi là curcin và nhiều loại hoạt chất khác, có tác dụng kháng virus, kháng AIDS, kháng u bướu, có giá trị sử dụng cao trong bào chế thuốc y học, nông dược sinh học và các lĩnh vực khác. Cây Jatrpha cũng là cây lâm nghiệp giữ đất, chống sói mòn, phục hồi thực bì, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, có hiệu quả cao.

Jatropha là cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ, rụng lá, sống lâu năm (chu kỳ kinh tế 50 năm), cao 3 – 4 m, vỏ trơn nhẵn, màu tro. Cành non màu xanh, vệt gốc lá nhô lên. Phiến lá dạng giấy, hình tròn trứng, dài 7 – 16 cm, rộng 5 – 15cm, đầu nhọn hoặc hơi nhọn, gốc hình tim, có 3 - 5 thuỳ, có 5 - 7 gân chính, 3 - 4 đôi gân nhánh, cuống lá dài 6 - 18cm. Hoa tự dài 6 - 10cm, cuống nụ hoa dài 4 - 8mm, gốc cánh đài hoa đực hơi liền lại, dài khoảng 4mm, cánh hoa tròn dài, phần của dưới liền lại, dài khoảng 6mm, có 10 nhị đực, gồm 5 cái vòng ngoài tách ra, vòng trong hợp lại, hoa cái sau khi nở, cuống vươn dài, cánh đài hoa dài khoảng 6,5mm, cánh hoa dài 5mm, tuyến thể hình vuông, tử vòng có 3 ngăn, quả có 3 hạt hoặc 1 hạt lép, hoa trụ hình mũi tên, dưới tách làm hai. Quả mọng giống hình cầu, đường kính khoảng 2,5 - 3cm, màu vàng, có thể tách 3 mảnh. Hạt hình trứng dài, độ dài khoảng 1,6cm, khi khô có màu đen, trơn nhẵn, trọng lượng 100 hạt khoảng 58g. Jatropha là cây có hoa đơn tính, hoa đực cái cùng một cây, hoa tự mọc từ lách lá hoặc ngọn cây. Ra hoa từ tháng 4 - 9, ra quả từ tháng 6 - 11, quả non hình trứng, màu xanh, về sau chuyển dần sang màu nâu thẫm rồi chuyển sang màu đen.

Trước đây Jatropha thường dùng làm cây dược liệu, là cây ưa sáng, rễ phát triển mạnh, có sức chịu hạn, chịu đất xấu rất tốt, thân, cành, rễ dạng thịt, tổ chức mềm, nhiều nước, nhiều nhựa, có độc, khó cháy, kháng sâu bệnh tốt.

Giống Jatropha có tên “Ưu tuyển số 2” là một giống tốt do Viện Khoa học Lâm nghiệp Trung Quốc trải qua nhiều năm gây tạo từ giống Jatropha số 1 có nhiều dầu được các cơ quan Cục Lâm Nghiệp Trường Giang và Tứ Xuyên phối hợp tuyển chọn. Giống “Ưu tuyển số 2” đã tham gia khảo nghiệm bình chọn giống năng suất cao, nhiều dầu của 160 giống thu thập được từ Tứ Xuyên, Quảng Châu, Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam do Viện khoa học lâm nghiệp chủ trì, với kết quả là giống “Ưu tuyển số 2” đã thể hiện ưu trội nhất, hiện đang là một giống Jatropha tốt được áp dụng rộng rãi ở Tứ Xuyên, Quảng Châu, Quang Tây, Vân Nam, Hải Nam. “Ưu tuyển số 2” đã trở thành giống phổ biến, chiếm trên 90% diện tích trồng các giống phổ cập. Giống này có thể thu hoạch 2 vụ trong năm, sinh trưởng nhanh, ra quả sai, năng suất cao, hàm lượng dầu cao, không có hiện tượng được mùa cách năm, liên tục cho năng suất cao, đầu tư ít, thu lời nhiều, hiệu quả nhanh, không sâu hại, chịu đất nghèo kiệt, chăm sóc đơn giản, gia súc, thú rừng không ăn, có thể sản xuất ra nhiên liệu sinh học không có lưu huỳnh, không ô nhiễm. Năng suất hạt khô đạt trên 10 tấn/ha/năm. Tỷ lệ dầu trong nhân cao tới 64,05%, có biên độ thích nghi rộng.

2. Quy trình kỹ thuật

- Điều kiện sinh thái:Là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu rét tốt và chịu ngập úng kém, ưa nhiệt độ cao, chịu hạn, chịu đất xấu. Phạm vi trồng ở vùng nhiệt đới, Nam Á nhiệt đới có độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Yêu cầu lượng mưa năm lớn hơn 600mm, nhiệt độ bình quân năm 18,5°C, nhiệt độ thấp tuyệt đối trên đất O°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 40°C, đất không đọng nước.

- Sản xuất giống:Jatropha chỉ có 1 - 2 năm là thời kỳ cây non, hạt nẩy mầm nhanh, cành dễ ra rễ, có thể nhân giống bằng hạt, bằng hom, nuôi cấy mô, nhưng cây thực sinh có sức đề kháng cao hơn, giá thành giống rẻ hơn, vì vậy khi trồng trên diện tích lớn thì nên trồng bằng hạt.

- Thu hái và bảo quản giống:Hạt giống có thể gieo thẳng ngay, cũng có thể ươm vào bầu rồi trồng. Thời vụ gieo hạt vào giữa tháng 3 đến giữa tháng 4. Ở vùng thung lũng khô có thể gieo vào tháng 5 - 6 vào mùa mưa. Nếu ươm trong giàn che có thể ươm quanh năm.

- Cách trồng bằng ươm giống:Ở vùng khô hạn, để nâng cao tỷ lệ sống, nên ươm vào bầu để trồng. Bầu có đường kính 6 - 8cm, cao 10 - 12cm, vỏ bầu làm bằng chất dẻo, trong chứa đất và mùn. Sau khi tra hạt vào bầu, mầm có 3 - 5 lá có thể trồng. Trước khi luyện cây non 5 - 7 ngày.

3. Phương pháp trồng

- Mật độ:Để cho năng suất cao, mật độ đảm bảo 2000 cây/ha, khoảng cách hàng 2,5m, khoảng cách cây 2m. Trên đất dốc, trồng theo đường đồng mức, trồng dầy tạo thành hàng rào đồng mức để tăng khả năng chống sói mòn và cho năng suất cao. Có thể sử dụng Jatropha làm vành đai cản lửa cho rừng, đai cản lửa có thể theo chiều ngang hoặc chiểu thẳng đứng, đai rộng 20 - 25m, khoảng cách cây 1,5 - 2m.

- Phương pháp trồng:Trồng bằng hạt thì một gốc tra 2 hạt. Hốc đào sâu 20 – 25cm, dưới đáy hốc có bón phân nung chảy hoặc NPK 100g/hốc, sau lấp đất dày 15cm, rồi đặt hạt, sau đó phủ 5 - 20 cm đất lên trên.

Nếu trồng cây non ươm trong bầu thì chọn ngày râm mát, hố trồng sâu 20 - 25cm, bón phân lân nung chảy hoặc NPK 100g/hốc, phủ 15cm đất rồi đặt cây con xuống hốc. Nếu có điều kiện thì tưới ẩm. Nếu không có nước tưới thì trồng vào lúc đất ẩm và sau khi trồng nén gốc, có đủ rác để giữ ẩm.

4. Chăm sóc cây non

- Làm cỏ:Sau trồng năm đầu, phải làm cỏ 1 - 2 lần, trong những năm sau chỉ cắt cỏ để che phủ gốc.

- Phòng trừ sâu bệnh:Jatropha rất ít bệnh, nhưng khi cây còn non dễ bị sâu xám và các loại sâu khác cắn rễ và thân cây non, cần dùng thuốc để diệt.

- Bón phân:Trong 1 - 3 năm đầu, hàng năm bón 2 lần vào tháng 4 và tháng 7, mỗi lần bón NPK khoảng 100g/cây, bón vào gốc theo chiều thẳng đứng của tán cây.

- Quản lý nước:Jatropha chịu hạn nhưng không chịu ngập úng. Khi hạn gay gắt nên có tưới nước, nhưng mưa nhiều phải tiêu nước đọng không để thối rễ.

5. Chăm sóc vườn cây trưởng thành

- Tạo tán cây:Sau trồng nửa năm, cây đã ra hoa và cho quả, sau 3-4 năm đã bước vào thời kỳ năng suất cao. Khi cây trưởng thành vào tháng 11 - 12 hàng năm, tỉa bớt cành quá dày, giữ lại những chồi mới ra trong năm đã thành thục. Vào tháng 2 – 4 khi chăm sóc chú ý không gây sát thương cành, cây để đề phòng chảy nhựa.

- Chăm sóc hoa, quả:Hạt vào vụ xuân thu nhiều dầu, phẩm chất tốt nhất, cần tăng cường chăm sóc hoa và quả non ra trước tháng 5. Để tăng tỷ lệ đậu quả, vào vụ ra hoa rộ tháng 3 - 5, cần phun bổ sung vi lượng trên lá.

- Chăm sóc cây trưởng thành:Jatropha chịu đất xấu, ở đất tốt, đủ dinh dưỡng, cây sinh trưởng bình thường, có thể không bón phân. Nhưng ở đất xấu nghèo dinh dưỡng cần bón phân thêm lân, bổ sung N, K để tăng năng suất và chất lượng. Hàng năm có 2 lần bón thúc NPK khoảng 100g/cây.

6. Thu hái và bảo quản

- Thời vụ thu hái:Jatropha ra hoa vào tháng 4 - 9, quả vụ xuân chín vào tháng 7 - 11, chất lượng hạt tốt nhất, quả mùa hè chín vào tháng 9 - 10, chất lượng hạt cũng tốt, còn quả mùa thu rất khó chín. Quả thu vào tháng 5 - 6 năm thứ 2 hàm lượng dầu thấp, nên hạn chế hoa mùa thu để đảm bảo chất lượng hạt. Quả chín phải thu hái kịp thời, tránh rụng xuống đất. Quả sau khi chín, vỏ chuyển màu nâu thẫm, quả nứt. Khi vỏ quả đen tức là quả chín sinh lý hoàn toàn, lúc đó có hàm lượng dầu cao nhất, là lúc thu hái tốt nhất.

- Sau khi hái quả:Quả được phơi khô, tách hạt sau đó phơi hạt rồi bảo quản đưa đi chế biến.

- Hạt Jatropha:Được giữ trong bao đóng kín, để chỗ râm mát, nếu bị ẩm phải phơi lại.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.