PTNTĐ công nghệ gen: chặng đường đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển
Giới thiệu chung
Theo Quyết định số 315/QĐ-BKHCNMT ngày 21.3.2001 của Bộ trưởng BộKhoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ - KH&CN), Viện CNSH được công nhận là cơ quan chủ trì xây dựng PTNTĐCNG với tổng kinh phí đầu tư là 57,2 tỉ đồng. Dự án được bắt đầu từ ngày 22.6.2001 và đến 30.6.2005 thì hoàn thành, được nghiệm thu và chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 30.3.2006. Hiện tại, Viện CNSH bước đầu đã xây dựng được các định hướng mục tiêu, nhiệm vụ cho PTNTĐCNG như sau:
Tiến hành các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng hệ gen học (Genomics), hệ proteinhọc (Proteomics), tin sinh học (Bioinformatics). Tiếp cận các nghiên cứu về lập ngân hàng gen, bản đồ gen của người Việt Nam; nghiên cứu ở mức độ phân tử về bệnh di truyền, ung thư, truyền nhiễm… ở người Việt Nam, nghiên cứu và phát triển dược phẩm sinh học.
Tiến hành các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về tài nguyên gen từ các nguồn động, thực vật và vi sinh vật Việt Nam, góp phần bảo tồn và khai thác nguồn gen đặc hữu của nước ta.
Tiến hành các nghiên cứu và triển khai các vấn đề công nghệ gen phục vụ phát triển bền vững nông - lâm - ngư nghiệp và bảo vệ môi trường; tham gia phát triển và đánh giá sinh vật biến đổi gen.
Triển khai các dịch vụ, tư vấn KH&CN có liên quan đến công nghệ gen; tham gia xây dựng cơ sở KH&CN để phát triển CNSH.
Đào tạo cán bộ, chủ yếu là sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ và sau tiến sỹ) có năng lực nghiên cứu và chuyên sâu về công nghệ gen và các lĩnh vực có liên quan.
Tiến hành nhiệm nhiệm vụ hợp tác quốc về công nghệ gen: Hội nhập các chương trình giải mã gen; triển khai các nghiên cứu về Genomics, Proteomics, Bioinformatics và các lĩnh vực khác có liên quan của khu vực và quốc tế.
Tổ chức và quản lý
Ngay từ khi mới bắt đầu được đầu tư dự án, các hoạt động của PTNTĐCNG chịu sự quản lý chung của Lãnh đạo Viện CNSH. Viện trưởng, với tư cách là Thủ trưởng cơ quan chủ trì, trực tiếp chỉ đạo mọi mặt công tác của PTNTĐCNG. Viện trưởng phân công 1 Phó Viện trưởng phụ trách các công tác PTNTĐCNG. Hoạt động của PTNTĐCNG được sự hỗ trợ của các bộ phận chức năng thuộc Viện.
Từ năm 2003 đến 2008, PTNTĐCNG được bố trí thành các cụm thiết bị chính và vệ tinh. Các phó viện trưởng và một số trưởng phòng, phó trưởng phòng trực tiếp phụ trách các cụm thiết bị này. Toàn bộ các đơn vị trong Viện được phân công tham gia vào việc khai thác sử dụng các trang thiết bị của PTNTĐCNG.
Từ tháng 10.2008, PTNTĐCNG được tổ chức tạm thời thành 8 đơn vị chính là Genomics, Proteomics, Bioinformatics, công nghệ gen I, II, III, IV, V và 3 đơn vị vệ tinh.
Ngày 8.7.2008, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ký Quyết định số 08/2008/QĐ-BKHCN ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của PTNTĐ. Đây là hành lang pháp lý quan trọng và cần thiết để PTNTĐCNG cũng như các PTNTĐ khác chính thức hoạt động và phát huy hiệu quả của mình.
Ngày 28.11.2008, Chủ tịch Viện KH&CN Việt Nam đã ký Quyết định số 2000/QĐ-KHCNVN, về việc bổ nhiệm Giám đốc PTNTĐCNG.
Ban Giám đốc và các đơn vị trực thuộc của PTNTĐCNG sẽ được kiện toàn trong thời gian tới.
Một số kết quả hoạt động
Nghiên cứu khoa học
Cho đến năm 2008, PTNTĐCNG chưa có biên chế chính thức và kinh phí hoạtđộng riêng, nên kết quả hoạt động khoa học của PTNTĐCNG có thể được xem là tập hợp kết quả của các đơn vị trong Viện CNSH sử dụng (thường xuyên và trực tiếp) các trang thiết bị PTNTĐCNG cho các nghiên cứu của mình.
Từ khi có thiết bị của PTNTĐCNG, các đơn vị của Viện đã được giao trực tiếp nhiều nhiệm vụ KH&CN tr?ng điểm, cấp bách, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Đó là các nhiệm vụ về: Xây dựng kỹ thuật phát hiện và quy trìnhcông nghệ sản xuất vắc xin phòng chống virus cúm A/H5N1 cho gia c?m và người (đề tài độc lập cấp nhà nước, giai đoạn I và II); các đề tài/dự án thuộc Chương trình 33 và đề tài/dự án độc lập cấp nhà nước liên quan đến nhiệm vụ “Khắc phục hậu quả của chiến tranh hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam”; nhiệm vụ “Ứng dụng kỹ thuật DNA trong giám định hài cốt liệt sỹ”...
Đồng thời, nhờ có các trang thiết bị của PTNTĐCNG, các đơn vị trong Viện đã có điều kiện đăng ký, tuyển chọn và triển khai thực hiện hàng loạt đề tài/dự án thuộc các chương trình KH&CN trong nước và hợp tác quốc tế. Cụ thể, từ năm 2001 đến năm 2008, Viện đã tham gia chủ trì thực hiện trên 100 đề tài/dự án thuộc các chương trình nghiên cứu cấp nhà nước, các chương trình mục tiêu, đề tài cấp bộ, đề án hợp tác theo Nghị định thư, dự án quốc tế…
Theo hướng nghiên cứu cơ bản và công nghệ nền, các cán bộ của Viện đã triển khai các nghiên cứu giải mã gen toàn bộ hệ gen ty thể và các gen khác của người Việt Nam, làm cơ sở lý thuyết để phát triển các phương pháp chẩn đoán phân tử và dược phẩm tái tổ hợp; nghiên cứu giải mã gen các vật nuôi (giải mã một phần bộ gen tôm sú), cây trồng đặc hữu, có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, làm cơ sở khoa học cho việc chọn tạo giống; nghiên cứu gen của các tác nhân vi khuẩn, virus gây bệnh ở người, vật nuôi, cây trồng; nghiên cứu các công nghệ nền và mới về thiết kế gen, chuyển gen động, thực vật và vi sinh vật, tạo và tinh chế các protein tái tổ hợp có giá trị.
Theo hướng nghiên cứu ứng dụng, triển khai, Viện đã tiến hành các nghiên cứu định hướng phục vụ các ngành y - dược, công nghiệp, nông nghiệp và bảo vệ môi trường như: Xây dựng các bộ sinh phẩm (KIT) để phát hiện các bệnh sốt xuất huyết, sốt Dengue ở người; các tác nhân gây bệnh ở tôm, giacầm…; nghiên cứu ứng dụng các vắc xin tái tổ hợp, vắc xin cho chăn nuôi, nghiên cứu quy trình sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 dùng cho gia cầm, đánh giá chất lượng vắc xin cúm A/H5N1 cho gia cầm sản xuất bằng chủng NIBRG-14 tại Việt Nam; nghiên cứu quy trình sản xuất Interleukin II bằng công nghệ DNA tái tổ hợp, các chế phẩm sinh học dùng trong xử lý ô nhiễm dầu, xử lý các điểm nóng dioxin...
Trên cơ sở trang thiết bị PTNTĐCNG hiện có, Viện đã phát triển hợp tác trong nghiên cứu với hơn 40 đơn vị khác nhau thuộc 9 bộ và cơ quan thuộc chính phủ (các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Bộ Công thương, Công an, Bộ Quốc phòng, Lao động - Thương binh và Xã hội và Viện KH&CN Việt Nam).
Đào tạo
Hàng năm, Viện CNSH có 7-10 nghiên cứu sinh mới, 10-15 học viên cao học, 30-50 sinh viên từ các trường đại học đến làm luận án/luận văn/ khóa luận tốtnghiệp, với mức độ khác nhau, tại PTNTĐCNG. Viện đã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ nghiên cứu trong và ngoài Viện có nhu cầu sử dụng các trang thiết bị của PTNTĐCNG. Với các trang thiết bị của PTNTĐCNG, Viện đã đào tạo thực tập sinh từ 3 tháng trở lên cho Học viện Quân y, Bệnh viện trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Từ Dũ… và một số khác thực tập ngắn hạn. Ngoài ra, Viện còn tổ chức giới thiệu PTNTĐCNG cho học viên cao học và sinh viên của các trường đại học từ Hà Nội, Thái Nguyên, Nghệ An…
Đặc biệt, với cơ sở trang thiết bị của PTNTĐCNG, Viện đã và đang phối hợp đào tạo nghiên cứu sinh với các nước Đức, Pháp, Thụy Điển, Canada…
Hợp tác quốc tế
Viện CNSH đã đón tiếp và giới thiệu PTNTĐCNG với nhiều đoàn khách quốc tế từ Hoa Kỳ, Đức, Anh, Pháp, Thụy Điển, Hà Lan, Nhật Bản, Úc, TrungQuốc, Nga, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Thái Lan... Trong đó, có nhiều đoàn cấp cao của các Bộ KH&CN, Viện Hàn lâm của các nước, các nhà khoa học nổi tiếng (trong đó có người đã đạt giải Nobel...). Các đoàn đều đánh giá cao việc đầu tư trang thiết bị cũng như trình độ nghiên cứu của PTNTĐCNG. Viện đã tổ chức được một số lớp tập huấn quốc tế về công nghệ gen và Bioinformatics (phối hợp với các chuyên gia Đức, Thụy Điển, Úc…) cho các cán bộ trong và ngoài Viện; PTNTĐCNG là địa điểm thực tập phòng thí nghiệm hàng năm cho các học viên của các khóa đào tạo sau đại học phối hợp giữa Việt Nam và Đức (tương đương Diploma, DE) do các giảng viên của Đức giảng dạy.
Công bố khoa học
Từ năm 2001 đến nay, nhờ có trang thiết bị của PTNTĐCNG, chất lượng nghiên cứu của Viện CNSH đã được nâng cao đáng kể. Theo thống kê sơ bộ, trongthời gian qua, các nhóm nghiên cứu c?a Viện CNSH (trên cở sở khai thác, sử dụng trang thiết bị PTNTĐCNG) đã có trên 50 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế, đã nộp hồ sơ đăng ký 13 sáng chế và giải pháp hữu ích, có trên 500 công trình đăng trên các tạp chí trong nước và hơn 760 trình tự gen đăng ký trên ngân hàng dữ liệu gen quốc tế (trong đó có 9 trình tự hoàn chỉnh của bộ gen ty thể người Việt Nam), cũng như một số sách chuyên khảo, tham khảo và giáo trình có liên quan đến các lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo về công nghệ gen.
Kết luận
Cho đến năm 2000, cơ sở vật chất phòng thí nghiệm của các cơ sở nghiên cứu KH&CN của nước ta còn rất nghèo nàn. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho KH&CN nước nhà chưa phát triển. Vì vậy, việc Nhà nước quyết định đầu tư các PTNTĐ là hết sức đúng đắn.
Tính từ khi bắt đầu được đầu tư, PTNTĐCNG hình thành mới được 7 năm. Còn nếu tính từ khi khánh thành, thời gian tồn tại và hoạt động của PTNTĐCNG chưa đầy 3 năm, và từ khi có Quy chế tổ chức hoạt động chính thức, mới chưa tròn 6 tháng. Như vậy, PTNTĐCNG cũng có thể được xem như là một “đứa trẻ lên ba” với những bước đi chập chững đầu đời. Nhưng những gì mà PTNTĐCNG đã và đang làm là những nỗ lực và đóng góp rất đáng được ghi nhận của cả tập thể Lãnh đạo Viện CNSH và các nhà khoa học của Viện qua các thời kỳ.
Những đóng góp ấy, cần được xem xét là những giá trị hữu hình và cả những giá trị vô hình, mà ranh giới rõ ràng ở đây rất khó phân biệt. Đó là các công trình, bài báo, hiệu quả kinh tế - xã hội (bước đầu) của các công trình, sản phẩm tạo ra… Đó là số lượng cán bộ được đào tạo nâng cao trình độ, từ đó được các nước chấp nhận đào tạo chuyên sâu về công nghệ gen và các lĩnh vực có liên quan, cũng như xây dựng được các đề tài/dự án hợp tác quốc tế…
CNSH, trong đó hạt nhân là công nghệ gen, là lĩnh vực công nghệ cao. Vì vậy, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực này đòi hỏi cần có sự đầu tư đáng kể về nhân lực cũng như trang thiết bị, vật tư, hóa chất… Điều quan trọng hơn nữa là cần phải có đủ thời gian cho tích lũy nguồn lực mới, tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để có thể vươn tới một sự đóng góp xứng đáng và hiệu quả hơn.