Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 23/12/2005 23:54 (GMT+7)

Phòng trị bệnh giun đũa lợn

Nguyên nhân

Do một loài giun tròn lớn, màu trắng hồng, giun đực dài 11-22cm, giun cái dài tới 25-30cm. Giun đũa lợn phát triển trực tiếp, không cần ký chủ trung gian. Giun cái trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài, gặp nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, chỉ sau 2-3 tuần trứng phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm. Khi lợn nuốt phải ấu trùng cảm nhiễm vào ruột, ấu trùng phát triển trong vòng 10-15 ngày thành giun trưởng thành và bắt đầu đẻ trứng. Một con giun trưởng thành một ngày có thể đẻ tới 200.000 trứng và cả đời (7-10 tháng) có thể đẻ tới 27.000.000. Chúng tôi đã mổ khám thấy có con lợn nhiễm đến gần 500 con giun/một cơ thể lợn. Trứng giun có thể tồn tại 1-2 năm trong điều kiện tự nhiên.

Ở nước ta, lợn có thể bị nhiễm giun quanh năm và mức độ nhiễm giữa các mùa chênh lệch không đáng kể.

Cơ chế gây bệnh và triệu chứng lâm sàng

Ở giai đoạn ấu trùng: Ấu trùng sau khi vào ruột, chui qua thành ruột, gây tổn thương ruột, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể. Ấu trúng theo máu về gan, chui qua nhu mô gan, gây tổn thương, xuất huyết, viêm gan có nốt hoại tử. Khi ấu trùng đi qua tim, đến phổi, chúng đi vào các phế nang, gây xuất huyết, gây viêm phổi và kéo theo hàng loạt các nhiễm khuẩn thứ phát gây ra các bệnh truyền nhiễm ở phổi.

Những sản phẩm phân huỷ của ấu trùng bị chết cùng sản phẩm trao đổi chất của chúng gây dị ứng cho lợn.

Ở giai đoạn trưởng thành

Khi lợn bị nhiễm giun đũa với số lượng ít, triệu chứng lâm sàng của lợn không rõ ràng.

Khi lợn bị nhiễm nhiều giun đũa, chúng hút mất phần lớn dinh dưỡng của vật chủ, làm con vật ăn uống giảm sút, đau bụng, gày yếu, còi cọc, chậm lớn, đôi khi có cả triệu chứng thần kinh.

Trong quá trình ký sinh, chúng có thể gây ra viêm loét niêm mạc ruột, giãn ruột, thủng ruột, tiết độc tố làm con vật trúng độc mạn tính, dẫn đến lợn còi cọc, khó vỗ béo. Nếu ký sinh với số lượng lớn có thể gây tắc ruột, tắc ống dẫn mật và chết.

Đây là một bệnh nội ký sinh trùng quan trọng nhất, gây nhiều tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi.

Điều trị

Có thể dùng một trong những loại thuốc sau:

-Levamisol: 7,5-10mg/kg thể trọng, cho uống hoặc tiêm dưới da.

-Ivermectin: 0,3mg/kg thể trọng tiêm dưới da.

Có thể dùng thuốc Nam(áp dụng cho những vùng sâu, vùng xa):

+Vỏ rễ cây xoan (khổ luyện bì):cạo bỏ lớp vỏ nâu, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, tán thành bột hoặc sao vàng, nấu thành cao lỏng (100gr vỏ xoan, lấy thành 100 ml dung dịch thuốc sắc).

Liều dùng:1ml tẩy cho 3kg thể trọng lợn hoặc 1g bột vỏ xoan tẩy cho 2kg thể trọng lợn, tẩy một lần duy nhất, ra giun tròn và cả sán lá (nếu dùng liều cao có thể gây ngộ độc cho lợn).

+ Hạt keo dậu:100g, rang vàng, tán nhỏ. 1g tẩy cho 1kg thể trọng/ngày, cho ăn trong 3 ngày liền.

+ Lá cây dầu giun 100g, vỏ cây đại 50g, giã nhỏ trộn với cám cho lơn 15-20kg, cho ăn 2 ngày liền.

Phòng bệnh

- Định kỳ tẩy giun cho lợn:

+ Lợn con 40 ngày tuổi tẩy lần 1; khi lợn được 3 tháng tuổi tẩy lần 2

+ Lợn nái sinh sản: Tẩy trước khi phối giống lần đầu 10 ngày. Với lợn nái đã sinh sản: tẩy ngay sau khi cai sữa lợn con.

+ Lợn đực giống: 6 tháng tẩy 1 lần.

- Ủ phần theo phương pháp sinh học để diệt trứng.

- Thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại, sân chơi, dụng cụ chăn nuôi.

- Nuôi dưỡng, chăm sóc đúng khẩu phần.

Nguồn: Khoa học và Đời sống, số 97(1815), ngày 5/12/2005

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.