Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 17/07/2007 15:26 (GMT+7)

Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trong thời kỳ hội nhập quốc tế

Kỳ I: Tội phạm công nghệ cao là gì

Trong những năm gần đây ở nước ta đã xuất hiện nhiều vụ án thuộc nhóm tội phạm sử dụng công nghệ cao. Đã xảy ra nhiều vụ khai thác trái phép quy mô lớn dịch vụ viễn thông quốc tế, gây thất thoát cho ngành bưu điện hàng chục triệu USD. Tuy nhiên, mới chỉ điều tra đưa được rất ít vụ ra truy tố, xét xử. Tháng 4-2001, Công an TP. HCM đã phát hiện hệ thống thiết bị gồm ăngten Vsat thu sóng viễn thông quốc tế kết nối với 12 máy điện thoại cố định, lắp đặt tại trụ sở Saigon Bussiness Center (SBC). Hai người vận hành bị bắt là Hồ Hải và Chenjen Chong, quốc tịch Mỹ. Kết quả giám định cho thấy, hệ thống này đã truyền dẫn hơn 438.000 phút liên lạc từ nước ngoài về Việt Nam, gây thất thoát hơn 3,5 tỉ đồng. Tại Móng Cái, Quảng Ninh, Cơ quan Công an đã phát hiện hình thức truyền dẫn điện thoại quốc tế trái phép lợi dụng vùng chồng lấn sóng điện thoại di động giữa Việt Nam và Trung Quốc. Còn các cuộc gọi từ Nga, Trung Quốc về Việt Nam thì bọn tội phạm đặt “đại bản doanh” tại biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Nga – Trung Quốc nối thẳng vào máy điện thoại nội địa nước ta, thông qua điện thoại di động dùng sim Trung Quốc.

Cơ quan Công an và Bưu điện TP. HCM đã phát hiện và phối hợp điều tra, truy tố 2 hacker là Nguyễn Đắc Thuận và Phan Quang Trung ở TP. HCM, điện thoại 08.8220092 và 08.8241896. Theo Bộ Luật Hình sự năm 1999, 2 hacker này phạm các tội trộm cắp tài sản (điều 138 BLHS); tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (điều 226); tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học (điều 224). Ngoài ra, việc đánh cắp mật khẩu để truy nhập Internet trái phép là vi phạm Thể lệ dịch vụ Internet và Nghị định 70/CP của Chính phủ.

Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Bộ Công an cũng đã và đang điều tra hàng chục vụ án tội phạm sử dụng công nghệ cao quy mô lớn và rất lớn.

Trong thời gian từ tháng 5 – 2003 đến cuối năm 2003, Vũ Ngọc Hà ở Hải Phòng đã tổ chức trộm cắp tiền từ thẻ tín dụng với tổng số tiền hơn 500 triệu đồng. Kết quả điều tra cho thấy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Vũ Ngọc Hà đã thường xuyên vào một số forum của hacker để thu thập thông tin về tài khoản tín dụng của người nước ngoài để mua phần mềm, tên miền, đăng ký trò chơi trực tuyến. Cảnh sát Việt Nam đã phối hợp với Cảnh sát Liên Bang Australia điều tra phát hiện việc Vũ Ngọc Hà truy cập trái phép một số trang web mua bán trực tuyến, sử dụng các thủ đoạn để nạn nhân chuyển tiền từ tài khoản của mình về tài khoản của Hà ở Việt Nam và dùng tiền này để mua hàng trên Internet, chuyển về Việt Nam. Ngoài ra, Vũ Ngọc Hà còn đăng ký tài khoản cá độ bóng đá ở một số trang web và sử dụng tài khoản ngân hàng trộm cắp được để chuyển tiền vào tài khoản cá độ bóng đá về tài khoản ngân hàng ở Việt Nam.

Phòng Phòng chống tội phạm công nghệ cao thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Bộ Công an đã điều tra nhiều vụ án tội phạm công nghệ cao như các vụ Nguyễn Anh Tuấn cùng 9 đối tượng là sinh viên đã trộm cắp 2 tỉ đồng từ tài khoản của người nước ngoài qua hệ thống máy rút tiền tự động ATM; vụ Ngân hàng Công thương chi nhánh Lạng Sơn mất 650 triệu đồng; vụ Nguyễn Lê Việt chiếm đoạt hơn 2 tỉ đồng của Eximbank; vụ Nguyễn Quang Minh và Vũ Thái Hà sử dụng tên miền để truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy; vụ Huy “remy” ở Hà Nội tấn công chợ điện tử gây thiệt hại cho hàng trăm doanh nghiệp có gian hàng trên chodientu.com; vụ một học sinh phổ thông xâm nhập trái phép trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo v.v...

Vậy tội phạm công nghệ cao là gì?

Tội phạm sử dụng công nghệ cao (The high-tech Offender) là một loại tội phạm mới, đã và đang gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế, an ninh, quốc phòng ở nhiều nước trên thế giới và nước ta. Có thể phân loại loại tội phạm này như sau:

Nhóm A: Các tội phạm máy tính

Một trong các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao phổ biến hiện nay là tội phạm máy tính (Computer Crime). Đây là các hành vi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự hoạt động của máy tính, mạng máy tính, các thiết bị ngoại vi, các cơ sở dữ liệu, các quá trình điều khiển dựa trên sự hoạt động của các thiết bị tin học nhằm mục đích phá hoại, lừa đảo, che giấu, đánh cắp thông tin. Các hành vi lạm dụng máy tính, mạng máy tính để tiến hành những hoạt động gây nguy hại cho xã hội.

Tội phạm máy tính theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những tội phạm nào có liên quan đến máy tính. Trộm cắp, lừa đảo qua máy tính cũng được gọi là tội phạm máy tính. Nhưng khi định tội danh thì vẫn là tội trộm cắp, lừa đảo. Giết người với sự trợ giúp của máy vi tính cũng được gọi là tội phạm máy tính, nhưng định tội danh vẫn là tội giết người. Tội phạm máy tính cũng có thể là hành vi đánh cắp, sao chép, làm hư hỏng dữ liệu chứa trong máy tính...

Tuy nhiên, khi nói về tội phạm máy tính thường hay nói tới tội phạm máy tính theo nghĩa hẹp bao gồm một số dạng cơ bản: Sao chép hoặc lấy cắp dữ liệu chứa trong một hệ thống máy tính; phá hủy, làm hư hỏng hoặc thay đổi các dữ liệu chứa trong một hệ thống máy tính; sử dụng máy tính hoặc khai thác dịch vụ máy tính bất hợp pháp; làm gián đoạn quá trình truyền đạt thông tin giữa các máy tính.

Tội phạm máy tính có thể được thực hiện ở 1 trong 5 giai đoạn chính: nhập dữ liệu, điều khiển chương trình, vận hành bộ xử lý trung tâm, xuất dữ liệu và giai đoạn truyền thông tin.

Tác hại của tội phạm máy tính là rất lớn. Theo các chuyên gia Australia , hàng năm tội phạm máy tính gây thiệt hại ở nước này trên 11 triệu USD.

Thấy rõ nguy cơ mà bọn tội phạm máy tính có thể gây nên, nhiều quốc gia đã quy định tội phạm máy tính trong luật hình sự với mức xử lý nghiêm khắc. Ví dụ: theo Luật Hình sự của Australia , hành vi phá hủy, xóa bỏ hoặc thay đổi dữ liệu lưu trữ trong máy tính hoặc đưa thêm dữ liệu vào máy tính một cách bất hợp pháp có thể bị xử tới 10 năm tù hoặc có thể bị phạt đến 48.000 USD. Bộ luật Hình sự Liên bang Nga dành hẳn chương 28 quy định về các tội phạm máy tính, bao gồm các tội: Sử dụng trái phép thông tin trong máy tính (điều 268); xây dựng, sử dụng và lan truyền các chương trình virus (điều 269); vi phạm các quy định về vận hành hệ thống hay mạng máy tính (điều 270). Theo Bộ luật Hình sự Công hòa Liên bang Nga thì hình phạt nặng nhất đối với tội phạm máy tính là 7 năm tù.

Bộ luật Hình sự năm 1999 của Việt Nam đã quy định một số hành vi nguy hiểm cho xã hội liên quan đến máy tính là tội phạm. Đó là các tội:

1. Tội tạo ra và lan truyền, phát tán các chương trình virus tin học (điều 224).Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội này là hành vi “tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình virus qua mạng máy tính hoặc bằng các phương thức khác, gây rối loạn hoạt động, phong tỏa hoặc làm biến dạng, làm hủy hoại các dữ liệu của máy tính, hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này này mà còn vi phạm”.

2. Tội vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính điện tử (điều 225).Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm này là hành vi “người được sử dụng máy tính mà vi phạm các quy định về vận hành, khai thác và sử dụng mạng máy tính gây rối loạn hoạt động, phong tỏa hoặc làm biến dạng, hủy hoại các dữ liệu của máy tính hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

3. Tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính (điều 226).Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm này là hành vi “sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính cũng như đưa vào mạng máy tính những thông tin trái với quy định của pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính mà còn vi phạm”.

Tội phạm máy tính bao gồm nhiều loại:

- Các tội phạm xâm hại nội tạng máy tính (Internal Computer Crime):tác động nội ứng (Trojan horses); làm biến dạng dữ liệu (Logic bombs); làm sập cửa (Trap doors); virus máy tính (virus).

- Các tội phạm viễn thông (Telecommunications Crimes):lừa đảo trên dịch vụ của hệ thống điện thoại (Phone Phreaking); đột nhập (Hacking) hệ thống bảng tin bất hợp pháp (Illegal bulletin boards); sử dụng sai mục đích hệ thống điện thoại (Misuse of telephone systems).

- Các tội phạm tác động lên máy tính (Computer manipulation crimes):tham ô (Embezzlemént); lừa đảo (Frauds).

- Các tội phạm liên quan tới hỗ trợ kinh doanh bất hợp pháp (support of criminal enterprises):các dữ liệu hỗ trợ buôn bán ma túy (Databases to support drug distributions); các dữ liệu hỗ trợ cho vay nặng lãi (Databases to suport loan sharking); các dữ liệu hỗ trợ cho đánh bạc bất hợp pháp (Databases to support illegal gambling); các dữ liệu lưu giữ số khách hàng kinh doanh bất hợp pháp (Databases to keep records ò illegal client transactions) rửa tiền (Money laundring).

- Các tội phạm trộm cắp phần cứng, phần mềm máy tính (Hardware / Software thefts):cướp phần mềm (Software piracy): trộm cắp máy tính (Thefts of Computer); trộm mã nhị phân vi mạch (Thefts of microprocessor chips); đánh cắp bí mật thương mại (Thefts of trade secrets).

Tội phạm máy tính bao gồm một số loại cụ thể:

Thứ nhất, truy cập bất hợp pháp, đánh cắp thông tin trên mạng. Bao gồm các hành vi:

- Truy cập bất hợp pháp (hay đột nhập). Đây là sự truy nhập không quyền vào hệ thống máy tính hoặc mạng máy tính.

- Đánh cắp dữ liệu, khai thác trộm thông tin trên các đường nối mạng của máy tính (hay trích trộm dữ liệu trên đường cáp quang).

- Đánh cắp thời gian sử dụng các dịch vụ trên mạng máy tính (làm sai lệch thời gian).

Thứ hai, làm biến dạng, sai lệch dữ liệu.

- Sửa đổi dữ liệu hoặc những chương trình máy tính khi không có quyền bằng việc chèn vào dữ liệu hoặc chương trình những đoạn mã nhị phân.

- Làm sai lệch dữ liệu hoặc các chương trình điều khiển nhưng che giấu hành vi (hoặc tác động nội ứng) là làm sai lệch dữ liệu hoặc các chương trình điều khiển nhưng che giấu hành vi.

- Virus máy tính là những đoạn mã nhị phân được chèn vào dữ liệu, chương trình một cách bất hợp pháp có tính sao chép và lây lan.

Thứ ba, lừa đảo trên các hệ thống máy tính.

- Rút ruột các hệ thống bán hàng tự động (hay rút ruột ATM).

- Lừa đảo (hay lừa đảo dữ liệu và chương trình máy tính).

- Tác động vào quá trình tự động là dùng các phương tiện, các phần mềm hoặc bằng tay tác động, làm sai lệch chu trình hoạt động của các hệ thống tự động.

Thứ tư, sản xuất, sao chép phần mềm bất hợp pháp, không có bản quyền.

Thứ năm, phá hoại hệ thống máy tính (hay phá hoại phần cứng và phần mềm của các hệ thống máy tính).

Thứ sáu, lừa đảo chiếm đoạt bất hợp pháp các cuộc gọi điện thoại (hay lừa đảo trên dịch vụ của hệ thống điện thoại) là sử dụng các thiết bị vật lý, logic hoặc các bộ dò tần số để đột nhập vào hệ thống dịch vụ điện thoại công cộng với mục đích tạo các cuộc gọi bất hợp pháp trên những số máy có thật.

Nhóm B: Các tội phạm liên quan tới ngân hàng dấu vết di truyền.

Ngày nay, nhiều loại tội phạm đã được điều tra, khám phá nhờ các ngân hàng dấu vết di truyền mà trước đây cơ quan điều tra phải “bó tay”.

Nhóm C: Các tội phạm đột nhập máy tính.

Vấn đề đột nhập mạng máy tính (hacker) đang là một vấn đề nan giải đối với nhiều quốc gia hiện nay. Để làm nghẽn các website, cách thông thường mà các hacker sử dụng là bí mật cài mã hay chương trình vào máy tính lớn hơn (hay máy chủ) có tốc độ nối kết Internet cao. Sau đó, các máy tính chờ tín hiệu từ hacker để tấn công một web định trước. Chúng đồng loạt “dội” hàng ngàn yêu cầu nhận thông tin giả làm mạng quá tải.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.