Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 22/09/2010 17:53 (GMT+7)

Phát triển kinh tế biển phải gắn với các biện pháp phòng ngừa và thích ứng với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Trong quá trình phát triển của loài người, trong quá khứ và hiện tại đã chứng minh: các nước có nền kinh tế phát triển nhanh đều bắt nguồn từ các quốc gia có biển và đại dương . Việt Nam là một trong những nước có lợi thế về biển, có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên đường hàng hải quốc tế, có cảng biển sâu, có điều kiện để phát triển hàng hải, hàng không, du lịch biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản… các hoạt động kinh tế biển Việt Nam diễn ra ở vùng ven bờ trên các đảo, quần đảo, thềm lục địa và vươn ra đại dương bao gồm các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, nghề cá, giao thông vận tải, xây dựng, thông tin liên lạc, dịch vụ thương mại, du lịch… đây là một nền kinh tế toàn diện, cơ cấu phức tạp và đa ngành.

Với chiều dài bờ biển gần 3.250 km và hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, gần 4.000 hòn đảo lớn nhỏ. Với 28 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương có biển (trong đó có 10 tỉnh và thành phố có hải đảo, quần đảo). Tổng số diện tích 208.560 km2 chiếm 41% diện tích cả nước với 41,2 triệu dân chiếm gần một nửa dân số Việt Nam. Trong đó có 1 triệu lao động đánh cá và hơn 50 vạn dân làm dịch vụ cho ngành kinh tế biển.

Để phát triển kinh tế biển bền vững không có con đường nào khác là phải kết hợp khai thác một cách hợp lý tiềm năng đất liền. Với tiềm năng của biển đảo gắn liền với việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc phòng, với các biện pháp phòng ngừa và thích ứng biến đổi khí hậu đồng thời phải coi trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Nghị quyết lần thứ 4 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa X đã đề ra Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53 – 55% tổng GDP, 55 – 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện thêm một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và vùng ven biển.

Từ khi có Nghị quyết của Đảng, các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương đã xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động cho từng lĩnh vực và ở trên địa bàn của mình bước đầu triển khai đạt những kết quả đáng khích lệ.

Các đảo lớn như: Côn Đảo, Phú Quốc, Trường Sa, Phú Quý, Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Vân Đồn… đã được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, mạng lưới điện, thông tin liên lạc, cung cấp nước ngọt, trường học, bệnh xá, bố trí lại dân cư, tham gia vào phát triển kinh tế, nông nghiệp, du lịch… đảm bảo tốt công tác quốc phòng an ninh ở ven bờ bước đầu có sự quy hoạch và xây dựng các cảng biển, khu công nghiệp, du lịch từ Quảng Ninh cho đến Cà Mau.

Tuy nhiên những cố gắng đó mới chỉ là bước đầu, đến nay còn một số địa phương, các ngành, các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân còn thờ ơ với tác động của biến đổi khí hậu; chưa nhận thức đầy đủ mối liên quan hữu cơ giữa các biện pháp phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu, với sự phát triển kinh tế bền vững. Do đó các chính sách đề án, quy hoạch, kế hoạch, chương trình hành động được xây dựng còn phiến diện chủ quan, cơ chế phối hợp chưa chặt chẽ.

Theo tính toán của các nhà khoa học; nếu mặt nước biển toàn cầu tăng lên 1 mét, Việt Nam phải đối mặt với thiệt hại 17 tỷ USD/ năm; 1/5 dân số mất nhà cửa, 12,3% diện tích đất nuôi trồng thủy, hải sản ven biển sẽ biến mất. Ngành kinh tế biển là ngành đầu tiên chịu sự thiệt hại nặng nề, chưa kể đến sự xáo trộn thay đổi của hệ thống dân cư sinh sống ở ven biển, các đảo, quần đảo, các bến cảng, khu công nghiệp, du lịch, các thành phố, các châu thổ và hệ thống bảo vệ an ninh quốc phòng. Để phát triển ngành kinh tế biển bền vững đòi hỏi các hệ thống chính trị cần phải tập trung vào các công việc trọng yếu sau:

Nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển của ngành kinh tế biển, đặc biệt là đối với các cơ quan hoạch định chính sách, quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội dân sự và toàn thể nhân dân ở các tỉnh có biển đảo.

Rà soát lại các chủ trương, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đề án đã ban hành, bổ sung những nội dung mới trong việc phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển. Xây dựng cơ chế phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các ngành, các cấp, các lực lượng từ trung ương đến địa phương.

Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư xây dựng mới và cũng có hệ thống đê biển vững chắc, gắn biển với phát triển hệ thống rừng và rừng ngập mặn, trước mắt cần triển khai sớm xây dựng đê biển ở vùng thấp và vùng ngập nước.

Quy hoạch xây dựng các khu dân cư đô thị ven biển và hải đảo cho phù hợp với tình hình mới và có khả năng thích ứng với nước biển dâng. Ưu tiên giải quyết di dời dân cư ở những vùng có nguy cơ bị ngập nước, bổ sung lực lượng lao động có chất lượng cho huyện đảo và quần đảo.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về các giống cây trồng công nghiệp, cây lương thực, giống nuôi thủy sản thích ứng với các vùng bị ngập mặn hóa và ngập nước. Đổi mới cơ cấu nghề nghiệp phát triển ngành nghề mới có công nghệ và kỹ thuật hiện đại.

Gấp rút đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có chất lượng để phục vụ tốt cho các lĩnh vực thuộc ngành kinh tế biển.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.