Phát triển bộ xử lý cơ học lượng tử
Tận dụng kỹ thuật bán dẫn được áp dụng cho các chip máy tính phổ biến hiện nay, nhóm Michigan tạo ra một thiết bị được gọi là bẫy ion, ở đó, họ có thể cô lập nguyên tử mang điện và điều khiển trạng thái lượng tử của nó.
Máy tính lượng tử có thể giải quyết vấn đề phức tạp sử dụng tính toán song song. Giáo sư vật lý Christopher Monroe, đồng tác giả bài báo "Bẫy Ion trong một chip siêu bán dẫn", giải thích chip có thể xử lý nhiều dữ liệu đầu vào cùng một thời điểm trên cùng một thiết bị.
Máy tính lượng tử có thể lưu giữ các bit lượng tử của thông tin, được gọi là qubit. Mỗi qubit thể hiện giá trị 1 hay 0, thậm chí cả hai giá trị đó một lúc.
Thách thức là bẫy ion hiện nay chỉ giữ được một vài nguyên tử hay qubit. Như vậy, khó tạo ra con chip giữ hàng ngàn ion nguyên tử, về giả thuyết, có thể lưu giữ hàng ngàn bit thông tin.
Trong con chip có kích cỡ bằng con tem được tạo ra tại Michigan, ion bị giam cầm trong cái bẫy. Các nhà khoa học dùng ánh sáng laser để làm cho các electron tự do xoay tròn, chuyển trạng thái giữa 1 và 0. Sự quay của electron thể hiện giá trị của qubit. Ví dụ, quay ngược thể hiện giá trị 1, quay xuôi là 0 hay qubit có thể chiếm cứ hai trạng thái này cùng một lúc.
Nguồn: NetNam