Thứ sáu, 01/12/2006 23:39 (GMT+7)
Phát hiện khảo cổ về những mũi tên đồng Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội): Hé mở huyền thoại nỏ thần
Giải mã mũi tên đồng Cổ Loa
 |
Những mũi tên Cổ Loa |
Theo TS Lại Văn Tới, Trưởng đoàn khảo sát khu di tích Cổ Loa, Viện Khảo cổ học, đầu tháng 11 năm 2006, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều di chỉ khảo cổ học trên địa bàn khu di tích CổLoa. Ngay sau khi phát hiện, các nhà khảo cổ đã đem những mũi tên đồng, cùng những hiện vật lưu trữ ở Viện Khảo cổ học đi phân tích, bằng phương pháp C14 (các bon phóng xạ). Cộng với những cứ liệuquan trọng của GS sử học Hà Văn Tấn, các nhà khoa học đã khẳng định: những mũi tên có chứa những kim loại tương tự như thành phần cấu tạo nên trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ. Những nguyên tố chính tìmđược là đồng, chì, thiếc… Kết quả tương tự cũng tìm thấy trong những vòng chân nữ tướng đào được trong những vùng lân cận, So sánh kết quả phân tích trên với các hiện vật và quặng trong các vùng địadư khác nhau thì thấy rằng đây là những sản phẩm bản địa.Kỹ thuật luyện kim đi trước thời đại
Khi phân tích thành phần kim loại trong các mũi tên đồng, các nhà khoa học còn tìm thấy nguyên tố sắt. Điều này chứng tỏ vào thời điểm này, người Việt cổ đã biết đến kỹ thuật luyện kim một nguyên tố có nhiệt độ nóng chảy trên 1.500oC. Mục đích của họ là làm cho mũi tên cứng mạnh, có sức sát thương để tiêu diệt quân địch. Kỹ thuật luyện kim “đi trước thời đại” của người Việt cổ cũng được thế giới nghiên cứu, phân tích và công bố trên nhiều tạp chí chuyên ngành.
Qua phương pháp phân tích C14 các nhà khoa học còn tìm ra nguyên tố Titan trong những chiếc dao găm nữ tướng. Vào thời điểm đó, người Việt cổ chưa biết chích xác nguyên tố này, nhưng chắc hẳn nghệ nhân luyện kim thời đó đã tìm thấy quặng Titan cùng sự ưu việt của nó mà mãi sau này mới được gọi là Titan.
Đoàn quân nỏ thần
 |
Lẫy nỏ Cổ Loa |
Số lượng lớn các mũi tên đồng thời Việt cổ khai quật cho thấy, xưa kia vùng Cổ Loa đã có một lực lượng quân sự lớn được phân chia thành nhiều đội xạ thủ. Những lẫy nỏ để bắn loạt tên này tinhvi và bé hơn những nỏ tìm thấy ở các vùng thượng du, nơi các đồng bào tộc Mường cư trú. Bên cạnh đó, theo cứ liệu lịch sử, vào thời gian này vũ khí tự vệ của người phương Bắc là cung tên, trong khingười phương Nam (người Việt cổ) dùng nỏ (giúp bắn chính xác hơn). Chính điều đó đã làm nên huyền thoại nỏ thần Kim Quy hiển hách, lưu truyền trong sử sách.Những lẫy nỏ Cổ Loa tìm thấy cũng được làm bằng hợp kim đồng, một lần bật lẫy chỉ phát một mũi tên. Tuy những lẫy nỏ không phải từ nỏ của An Dương Vương một lần bắn trăm tên, nhưng cũng giúp làm sáng tỏ: Cổ Loa đã là kinh đô của một nước có cơ cấu tổ chức -xã hội chặt chẽ, đặc biệt có nền quân sự phát triển mạnh mẽ, dựa trên “công nghệ” nỏ thần.
Nguồn KH&ĐS Số 97 Thứ Hai 4/12/2006