Ông “thủy lợi”
Năm nào vào mua khô bà con cũng như chính gia đình ông Tới đềukhốn đốn vì nắng hạn và thiếu nước sản xuất. Khi nước còn nhiều thì bà con đào mương chonước chảyvề đồng ruộng, nhưng khi khô hạn nếu cứ để nước chảytheo mươngsẽbị thấm hết vào đấtnên không thể chảyvề đồngđược.
Học theo cách làm giọt nướccủa bà con dân tộc thiểu số, cộng với sự sáng tạo của mình, ông Tới đã xây dựng hệ thống dẫn nước về ruộng nên ruộng lúa của ông và một số hộ xung quanhvẫn xanh mướt, trong khi đó nơi khác khô nứt nẻ.
Hệ thống lấy và tích trữ nước tưới vô cùng đơn giản mà hiệu quả:Sau khi tìm và làm được giọt nước trên núi, ông lấy ống nhựa (loại ống tưới cà phê) để dẫn nước về. Nước sẽ được dẫn xuống và tích trữ vào hai chiếc hồ lớn được vợ chồng ông thuê múc với giá trên 30 triệu đồng. Từ lượng nước tích trữ đó, ông sẽ phân phối cho bà con khi họ có nhu cầu thông qua hệ thống mương nước có sẵn trên đồng ruộng.Với cách làm này, hàng chục, thậm chí hàng trăm thửa ruộng xung quanh khu vực nhà ông đã được cứu thoát khỏi hạn. Mỗi giờ xả nước vào ruộng ôngthu của bà con 15 ngàn đồng. Số tiền này chẳng thấm tháp vào đâu so với số tiền ôngbỏ ra múc hồ, mua ống… nhưng nhờ nó mà mấy mẫu ruộng nhà ôngvà ruộng của bà con xung quanh được có nước để chống chọi với hạn,bà con trong thônmừng lắmvà gọi với cái tên trùi mến là ông "thuỷ lợi".
Nhờ hệ thống lấy và tích nước này, trong khi nhiều hộ khác trong thôn không còn nước ăn, nước sinh hoạt thì nguồn nước của gia đình ông vẫn dồi dào, lại không bị phèn, đục. Chính vì vậy, hai hồ tích nước của ông còn là điểm cung cấp nước sinh hoạt cho nhiều hộ dân ở khu vực xung quanh.
Cách lấy và tích nước của gia đình ông Nguyễn Văn Tới không chỉ đơn giản mà hiệu quả, lại có khả năng áp dụng ở nhiều vùng, nhiều địa phươngmiền núi. Nếu có sự can thiệp của chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn, chắc chắn cách làm nàylà bước đột phá trong xã hội hoá công tác thuỷ lợi,giúp đồng ruộng và nông dân vượt qua cơn đại hạn.