Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 04/06/2009 16:11 (GMT+7)

"Ông chủ" giỏi sáng chế

Trồng vụ nghịch

Bên ruộng cải xanh mượt, Phương kể lại quá trình làm giàu bằng giọng đầy hào hứng: “Bảy năm theo nghề hàng xáo cũng là khoảng thời gian tôi học được nhiều kinh nghiệm nên khi quyết định chuyển sang làm rẫy, tôi khá tự tin. Tuy nhiên, phải làm vụ nghịch mới lời cao và kh ôngsợ rớt giá”. Để thực hiện ý tưởng của mình, Phương nhận thầu toàn bộ khu đất 1,4ha gồm: bờ bao, mương và liếp, trong đó diện tích liếp là 8.000m2, cây trồng mà Phương lựa chọn là củ cải trắng.

Theo anh, củ cải trắng có ưu điểm là quá trình sinh trưởng ngắn, dễ trồng, năng suất cao, đặc biệt là dễ bán. Anh Phương cho biết: “Th ôngthường, ăn Tết xong tôi bắt đầu xuống giống, chỉ sau một tháng rưỡi là có thể thu hoạch. Đây là thời điểm khô hạn nên củ cải bán rất được giá, sau đó tiếp tục trồng vụ 2. Khi cải được 5 ngày tuổi, tôi trồng xen ớt, thời điểm thu hoạch (tháng 6-7) rơi vào vụ nghịch. Thu hoạch xong ớt, từ tháng 8 đến tháng 10, tôi tiếp tục trồng 2 vụ củ cải, lúc này nước lũ lên nên củ cải tiếp tục được giá”.

Nhờ có đê bao chống lũ và làm vụ nghịch nên giá bán củ cải và ớt của anh bao giờ cũng gấp 1,5 - 2 lần so với các hộ khác. Mỗi đợt thu hoạch được 24 tấn củ cải, tổng cộng 5 vụ/năm, Phương đã có 80 triệu đồng tiền lời. Với anh, quan trọng nhất là vụ ớt, vì tháng 6-7 là mùa mưa, ớt rất khó trồng, do bệnh hại tấn c ôngnhưng nếu trồng được thì giá bán lại cao gấp 2-3 lần so với mùa thuận. Vào thời điểm được giá, giá ớt có thể lên tới 20.000 đồng/kg. Giống ớt mà anh chọn là ớt sừng vàng châu Phi, cho năng suất cao, vị cay, trái lại đẹp nên được nhiều người ưa chuộng. Mặc dù trồng xen với củ cải nhưng năm nào anh cũng thu được khoảng 10 tấn, giá bán bình quân 5.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi 40 triệu đồng.

Ngoài cây trồng chính là củ cải trắng xen ớt, dưới ao anh thả nhiều loại cá như: rô phi, mè vinh, trắm cỏ... Nhờ tận dụng phụ phẩm từ củ cải làm thức ăn cho cá nên chi phí thấp. Mỗi năm, anh thu hoạch gần 400kg cá các loại, nguồn thu tuy kh ônglớn nhưng cũng đủ bổ sung và làm phong phú thực đơn hàng ngày của gia đình.

Nhờ chiếc máy tưới cải tiến

Trồng hoa màu, nhất là củ cải trắng đòi hỏi lượng nước tưới rất lớn nhưng tưới bằng mô-tơ vừa chậm, vừa tốn chi phí. Chính vì vậy, Phương mày mò, sángchếthành c ôngmáy tưới cải tiến rất hiệu quả.

Máy gồm 1 động cơ D15 đặt trên chiếc xuồng con gắn liền với bộ phận bơm hút đưa nước lên giàn phun bằng ống nhựa phi 80. Giàn phun là ống nhựa phi 49, dài 18m, có trụ ở giữa để đỡ ống nước hình chữ T. Trên giàn phun cách nhau 3m lại được gắn một vòi sen. Vòi hướng về phía sau để vừa phun nước vừa tạo lực đẩy đưa toàn bộ giàn phun và chiếc xuồng lao lên phía trước mà kh ôngcần gắn thêm chân vịt vào động cơ. Để máy hoạt động dễ dàng, Phương thiết kế mỗi liếp rộng 4m, cách nhau bởi con mương 3m, như vậy cùng lúc máy tưới có thể phun nước đều lên 2 bề mặt liếp. Phương cho biết, nhờ chiếc máy này mà chỉ với 1 c ônglao động, nửa lít dầu, 8.000m2 hoa màu được tưới xong trong vòng 30 phút, tiết kiệm được khoảng 50.000 đồng so với tưới bằng mô-tơ. Đến thăm trang trại của Phương, ai cũng tấm tắc khen ngợi sự sángtạo của anh, còn Phương chỉ chậm rãi nói: “Làm n ôngnghiệp bây giờ phải học mới mong thành c ông! Học để biết áp dụng và sản xuất hiệu quả hơn. Chính vì vậy, các lớp huấn luyện về sản xuất rau an toàn theo hướng GAP, sử dụng hiệu quả thuốc bảo vệ thực vật, quản lý dịch hại tổng hợp… tôi đều tham gia. Nếu kh ôngứng dụng những điều học được vào sản xuất, mình kh ôngchỉ mất thời gian mà sản phẩm còn kh ôngthể cạnh tranh được. Quan trọng nhất là phải chọn thời điểm và mặt hàng thị trường có nhu cầu, kh ôngnên sản xuất đại trà, rồi phải hiểu tính nết của từng loại cây trồng, từng loại sâu bệnh để sử dụng đúng thuốc, đúng lúc…”. Có lẽ nhờ tư duy tiến bộ này mà Phương đã tạo dựng cho gia đình một cuộc sống đầy đủ với thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Anh còn đầu tư 200 triệu đồng sắm máy gặt đập liên hợp để làm dịch vụ, anh khoe: “Chỉ riêng 2 vụ lúa đ ôngxuân và hè thu 2007, máy thu hoạch được 1.200 c ông(1 c ông= 1.000m2), tôi thu gần đủ vốn”. Nhờ sự năng động, nhạy bén mà Phương liên tục đạt danh hiệu n ôngdân sản xuất giỏicác cấp.

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.