Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 12/01/2009 15:00 (GMT+7)

Nói thêm về tiêu chảy cấp và bệnh tả

Ở tại nhà, người bệnh có thể uống dung dịch Oresol hay nước cháo muối, nước dừa, nước muối đường, đều được (xem thêm bài “Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?”, trên TSK, số 261, tr 6) rồi đến ngay cơ sở y tế khám càng sớm càng tốt. Nhanh nhất là pha một gói Oresol với 1 lít nước đun sôi để nguội, khuấy kỹ để hòa tan hết trong nước, dung dịch này chỉ uống trong ngày, nếu uống không hết trong ngày thì đổ bỏ, pha lại dung dịch mới. Nếu không có sẵn Oresol thì pha dung dịch muối đường, theo công thức: ½ muỗng cà phê muối (khoảng 3,5 gam), 4 muỗng canh đường (khoảng 40 g) pha trong 1 lít nước đun sôi để nguội; nước muối đường và nước cháo muối không có kali nên cần bù kali bằng cách cho trẻ ăn chuối hoặc uống ước dừa tươi (170 ml nước dừa tươi có hàm lượng kali đủ bù cho kali mất đi trong 1 lít phân).

Lưu ý khi bù nước bằng đường uống

Dung dịch Oresol, dung dịch muối đường có vị lợ lợ, đôi khi trẻ nhỏ khó uống.

Bù nước bằng đường uống rất dễ ói, nên cho uống từ từ từng ngụm một, ở trẻ nhỏ nên đút từng muỗng.

Nếu ói nhiều hoặc không uống được, cho người bệnh nhập viện để đặt ống thông dạ dày và cho nước bằng đường này.

Cách cho uống dung dịch bù nước tùy thuộc vào tình trạng mất nước

Khi có hai trong số những triệu chứng sau: trũng hốc mắt, khóc không có nước mắt, khô môi lưỡi và niêm mạc miệng, khát nước nhiều, véo da khi buông ra còn giữ nếp hơn 30 giây là có tình trạng mất nước. Nếu có thêm những triệu chứng: lờ đờ, tiếng nói thều thào, trẻ em thì có rối loạn tri giác, không uống nổi, không có nước tiểu là tình trạng mất nước nặng.

Khi không có dấu hiệu mất nước, sau mỗi lần tiêu chảy, cho uống

- Trẻ dưới 2 tuổi: từ 50 đến 100 ml (khoảng ¼ đến ½ tách uống trà); có thể cho uống đến 500 ml một ngày.

- Trẻ từ 2 đến 9 tuổi: từ 100 – 200 ml, một ngày có thể cho uống đến 1 lít.

- Trẻ trên 10 tuổi và người lớn: cho uống theo nhu cầu, uống cho đến khi cảm thất hết khát, co thể đến 2 lít một ngày.

Khi có dấu hiệu mất nước số lượng cho uống trong vòng 4 giờ đầu như sau

- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: từ 200 – 400 ml.

- Trẻ từ 4 đến 11 tháng tuổi: từ 400 – 600 ml.

- Trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi: từ 600 – 800 ml.

- Trẻ từ 2 đến 4 tuổi: từ 800 – 1200 ml.

- Trẻ từ 5 đến 14 tuổi: từ 1.200 – 2.200 ml.

- Trẻ từ 15 tuổi: từ 2.200 – 4.000 ml.

Nếu mất nước nặng,phải truyền dịch bằng đường tĩnh mạch, số lượng 200 ml/kg/24 giờ đầu.

Trong một vụ dịch tả bộc phát, có 20% trường hợp mất nước nặng cần truyền dịch, 80% trường hợp nhẹ chỉ cần bù nước bằng đường uống. Vì vậy, bù dịch bằng đường uống rất cần thiết trong các vụ dịch tiêu chảy cấp.

Bệnh tả dễ bộc phát và lan rộng tại những vùng dân cư có mức sinh hoạt thấp, điều kiện vệ sinh kém, môi trường sống bị ô nhiễm. Tại vùng bệnh tả lưu hành, phần lớn những người trưởng thành đã mắc bệnh trước đó có miễn dịch khi xảy ra dịch bệnh; nên trẻ em bị mắc bệnh nhiều, chỉ trừ trẻ còn bú mẹ. Ở những vùng không có bệnh tả, khi dịch xảy ra mọi lứa tuổi đều mắc bệnh ngang nhau.

Vi khuẩn tả gây bệnh phải vượt qua môi trường axit của dạ dày, nếu độ axit ở những người uống thuốc giảm tiết dịch vị hay cắt dạ dày sẽ dễ mắc bệnh hơn. Nếu ăn phải lúc bụng trống, axit trong dịch vị sẽ diệt vi khuẩn, nếu nuốt phải vi khuẩn lúc bụng có thức ăn sẽ dễ mắc bệnh tả hơn.

Trước một trường hợp tiêu chảy cấp, cần xét nghiệm tìm vi khuẩn tả bằng cách:

Soi phândưới kính hiển vi nền đen, thấy vi khuẩn tả di động nhanh như tên bắn, nếu cho tiếp xúc kháng huyết thanh chuyên biệt vi khuẩn bị bất động. Phương pháp này giúp chẩn đoán nhanh.

Cấy phântừ phân tươi hay que phết trực tràng để xác định loại vi khuẩn gây bệnh. Có kết quả sau 24 giờ.

Khi xác định tiêu chảy cấp do tả, cần cho bệnh nhân uống kháng sinh diệt vi khuẩn,với mục đích: rút ngắn thời gian tiêu chảy và giảm số lượng phân tiêu chảy; làm sạch vi khuẩn trong phân để tránh lây lan cho cộng đồng.

Người lớn: Fluroquinolon: Cipro, Ofloxacin.

Doxycyclin: 300 mg liều duy nhất

Tetracyclin: 12,5 mg/kg x 4 lần ngày x 3 ngày.

Trẻ em: Erythromycin: 40 mg/kg/ngày x 3 ngày.

Azythromycin: 10 mg/kg/ngày x 3 ngày.

Phụ nữ có thai: Azythromycin

Furazoldon: 1,25 mg/kg/ngày x 4 lần/ ngày x 3 ngày.

Vắc xin phòng tả

Gồm nhiều loại

- Vắc xin dạng tiêmkhông được sử dụng từ năm 1999.

- Vắc xin dạng uốngcó từ đầu thập niên 1990, được điều chế từ sự tinh lọc từng thành phần của Vibrio cholerae, có ba loại:

+ WC/rBS: vi khuẩn tả nhóm huyết thanh 01 chết và tiểu phần độc tố B; uống hai lần: cách nhau 10 đến 14 ngày. Miễn dịch có được sau 1 tuần. Hiệu lực 85 – 90%. Thời gian miễn dịch là 6 tháng.

+ WC/rBS biến đổi: do Việt Nam sản xuất, thành phần tương tự vắc xin WC/rBS nhưng không có tiểu phần độc tố B. Uống hai lần, cách nhau 1 – 2 tuần. Miễn dịch có được sau 1 tuần. Hiệu lực 66%. Thời gian miễn dịch là 6 tháng. Có thêm vi khuẩn tả O139.

+ CVD 103 –HgR: vi khuẩn tả nhóm huyết thanh O 1, còn sống, giảm độc lực, chủng CVD 103 –HgR, uống 1 lần, miễn dịch có được sau một tuần. Hiệu lực 95%. Thời gian miễn dịch là 6 tháng.

Nhìn chung các loại vắc xin tả dạng uống rất an toàn, không tai biến, dễ sử dụng; nhưng thời gian miễn dịch ngắn, giá thành vắc xin tả cao, nên chỉ sử dụng ở vùng nguy cơ sẽ bộc phát dịch và đối tượng nguy cơ trong vùng dịch tản phát.

Uống vắc xin tả nhưng cũng phải thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh tả: giữ vệ sinh ăn uống, rửa tay thường xuyên, vật dụng đựng thức ăn phải rửa sạch và phơi khô.

Giữ nhà vệ sinh luôn luôn sạch

Vi khuẩn tả có trong phân và chất nôn của người bệnh, vì thế cần được xử lý triệt để bằng cách đổ dung dịch chloramin B 10% vào theo tỷ lệ 1/1 (tức là 1 lít phân thì dùng 1 lít dung dịch), để sau 30 phút mới đồ vào bồn cầu. Những người chăm sóc hay tiếp xúc với người bệnh, nếu bị dính chất thải, chất nôn của người bệnh thì phải rửa sạch bằng cồn hoặc chloramin B, sau đó đến cơ quan y tế để uống thuốc dự phòng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, có đến 75% số người mang vi khuẩn tả không có biểu hiện gì, có nghĩa là họ sẽ phát tán mầm bệnh ra cộng đồng mà không ai biết để phòng tránh. Vì thế, bao giờ cũng phải đi tiêu trong nhà vệ sinh, mỗi gia đình phải có nhà tiêu hợp vệ sinh, không làm nhà tiêu trên hồ ao sông rạch. Giữ nhà tiêu cho sạch, dùng nhiều nước và xà bông hay dung dịch tẩy rửa, khử trùng để làm vệ sinh sau mỗi khi người bệnh đi tiêu, phân trẻ em phải đổ vào bồn cầu (không đổ ra môi trường bên ngoài) và dội nước cho sạch.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.