Nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng được thực hiện khi:
![]() |
Ống soi đại tràng |
- Người bệnh bị rối loạn tiêu hoá (tiêu chảy, táo bón), đau bụng mà uống thuốc lâu ngày chưa giảm.
![]() |
Đầu ống soi đại tràng |
- Để theo dõi khả năng tái phát sau cắt ung thư đại tràng...
Trước khi nội soi đại tràng người bệnh cần được ngưng aspirin và các sản phẩm như salicylat 10 ngày trước đó để tránh nguy cơ chảy máu.
Người bệnh cần làm xét nghiệm máu: Đếm tiểu cầu, thời gian đông máu (nếu thời gian đông máu trên 10 phút là chống chỉ định cho việc cắt polyp qua nội soi).
Chuẩn bị làm sạch lòng đại tràng từ ngày hôm trước bằng cách ăn thức ăn dễ tiêu như cháo thịt hoặc cháo cá trước 8 giờ tối, sau 8 giờ tối thì nhịn ăn hoàn toàn cho đến lúc soi (nếu đói có thể uống chút nước đường hoặc nước dừa) để tránh tạo phân và không ói khi soi. Hôm sau, từ 6 - 8 giờ sáng uống 3 gói Fortrans(là thuốc tẩy ruột giúp làm sạch lòng đại tràng) pha với 3 lít nước chín. Để tránh bị nôn khi uống thuốc, người bệnh nên uống từ từ khoảng 10 phút uống 1 ly 200 ml nước thuốc. Sau khi uống thuốc, người bệnh bắt đầu đi tiêu nhiều lần, lúc đầu còn có phân sau đó sẽ ra nhiều nước và đến khi đi tiêu ra nước trong là lòng ruột đã sạch. Sự chuẩn bị làm sạch đại tràng trước khi soi có tầm quan trọng đặc biệt giúp cho cuộc nội soi thành công vì người thầy thuốc sẽ dễ quan sát phát hiện tổn thương, dễ điều khiển đưa máy đi trong lòng ruột, rút ngắn được thời gian soi rất nhiều và người bệnh sẽ ít đau. Nếu người bệnh không chuẩn bị kỹ, uống thuốc ít, đi tiêu không sạch, lòng ruột còn nhiều phân, không quan sát được lòng ruột thì bắt buộc người thầy thuốc phải rút máy ra và người bệnh phải về chuẩn bị lại từ đầu, rất uổng công.
Lòng đại tràng là một ống rỗng nhưng xẹp và nhiều nơi gấp khúc, để quan sát được thì trong lúc soi người thầy thuốc phải bơm hơi để làm phình đoạn ruột này, người bệnh sẽ khó chịu vì có cảm giác mắc đi cầu, đôi khi người bệnh bị đau vì sự kéo căng các mạc treo đại tràng. Nếu có cảm giác đau và quá khó chịu thì cần thông báo để người thầy thuốc hút bớt hơi ra ngoài và cho người bệnh thay đổi tư thế nằm, sự thay đổi tư thế của người bệnh từ nằm nghiêng sang nằm ngửa hay ngược lại làm cho vị trí của ruột thay đổi không còn tạo xoắn, máy soi đi tới dễ dàng và người bệnh sẽ bớt đau.
Trước khi soi đại tràng người bệnh sẽ được tiêm thuốc giảm đau hoặc được gây mê tuỳ lựa chọn. Thuốc giảm đau thường dùng là thuốc Fentanyltiêm tĩnh mạch có tác dụng giảm đau gấp 100 lần morphin. Sau khi tiêm thuốc, người bệnh có cảm giác hơi bị chóng mặt và buồn nôn, chính vì vậy mà người bệnh phải để dạ dày trống trước khi soi và sau khi soi ít nhất 1 giờ đồng hồ, để tránh bị nôn ói do thuốc. Sau khi soi xong, người bệnh có thể đi lại bình thường nhưng có người còn chóng mặt, do vậy rất cần người nhà đi kèm. Ngoài sự dìu dắt khi di chuyển, sự có mặt của người thân bên cạnh còn giúp người bệnh an tâm.
![]() |
Polyp đại tràng |
![]() |
Sẹo sau cắt polyp |
Nội soi đại tràng là một thủ thuật không xâm lấn, nhưng vẫn có những tai biến dù tỷ lệ thấp: biến chứng xuất huyết và thủng đại tràng là những biến chứng có thể xảy ra khi soi đại tràng hoặc khi cắt polyp. Thủng thường xảy ra ở những bệnh nhân bị viêm đại tràng nặng, bệnh lý túi thừa hoặc bị dính ruột....
Sau khi soi, người bệnh có cảm giác đầy hơi trướng bụng do lượng hơi bơm vào, chỉ cần người bệnh vào nhà vệ sinh ngồi một lúc cho hơi xì ra sẽ dễ chịu trở lại.
Nội soi đại tràng là một phương pháp chẩn đoán an toàn có tỷ lệ biến chứng thấp nhưng có khả năng phát hiện sớm và dự phòng được bệnh ung thư đại tràng có tỷ lệ tử vong cao. Từ khi được phát hiện bởi BS Hiromi Shinya vào năm 1960, thủ thuật cắt bỏ polyp đã song hành cùng nội soi đại tràng, cho phép lấy đi một cách nhanh chóng và đơn giản khối polyp mà không cần phải phẫu thuật bệnh nhân.