Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 02/06/2011 21:31 (GMT+7)

Nói rõ về thử tương đương sinh học

Tương đương sinh học là gì và sự cần thiết thử tương đương sinh học?

Trước hết, ta cần biết một thuốc chỉ cho tác dụng điều trị khi được hấp thu vào máu, hệ tuần hoàn chung để đến vị trí cơ quan mà nó cho tác dụng. Thí dụ như người bị viêm phế quản phải dùng kháng sinh loại uống để điều trị bệnh. Sau khi uống, thuốc kháng sinh phải được hấp thu tốt ở đường tiêu hóa rồi vào máu, hòa vào hệ tuần hoàn chung, đi đến phế quản của phổi và phát huy tác dụng diệt khuẩn.

Để diễn tả sự hấp thu vào máu của thuốc sau khi uống như thế nào, người ta dùng khái niệm Sinh khả dụng(Bioavailability). Sinh khả dụng được dùng để chỉ tốc độ hấp thu và mức độ hấp thucủa thuốc vào máu, phân bố khắp hệ tuần hoàn sẵn sàng cho tác dụng ở nơi nào đó trong cơ thể. Thuốc cho tác dụng tốt khi có sinh khả dụng tốt, tức được hấp thu nhanh sau khi uống và gần như toàn bộ được chất chứa trong dạng thuốc(như viên nén) sau khi uống được hấp thu vào máu.

Muốn đánh giá được sinh khả dụng của một thuốc, người ta cần biết tốc độ hấp thuvà mức độ hấp thucủa nó. Tức là người ta cần phải đo nồng độ thuốc tối đa đạt được trong máu người dùng thuốc (viết tắt là Cmax) và thời gian đạt được nồng độ tối đa đó (Tmax) để biết tốc độ hấp thu; và đo diện tích dưới đường cong biểu diễn nồng độ thuốc theo thời gian (viết tắt AUC) để biết mức độ hấp thucủa thuốc. Chỉ khi đo và đánh giá được sinh khả dụng vừa kể, còn gọi là sinh khả dụng invivo,mới chứng minh tính tương đương sinh học của thuốc.

Tương đương sinh học là khái niệm được dùng để chỉ hai thuốc cùng dạng bào chế (dạng thuốc), chứa cùng lượng dược chất, sử dụng trong cùng điều kiện có sinh khả dụng, nghĩa là có tốc độ hấp thu và mức độ hấp thu vào máu giống nhau”. Như vậy, hai thuốc gọi là tương đương sinh học khi Cmax, Tmax, AUC của hai thuốc có sự khác biệt không đáng kể. Thuốc generic được chứng minh tương đương sinh học với thuốc biệt dược gốc cũng có nghĩa là đạt độ an toàn và hiêu quả điều trị giống như thuốc biệt dược vốn đã được thế giới công nhận.

Như vậy, xét ở góc độ quyền lợi chính đáng của người dùng thuốc, thử nghiệm tương đương sinh học là việc làm hết sức cần thiết.

Thử tương đương sinh học cần thực hiện những việc gì?

Thử tương đương sinh học là nghiên cứu phức tạp và tốn kém vì cần phải có trang thiết bị hiện đại; cần phải thực hiện invivo trên số lượng đủ người tình nguyện (thường phải trên 12 người khỏe mạnh), phải tiến hành việc đo nồng độ thuốc trong máu ở từng thời điểm quy định.

Từ nồng độ trong máu của 2 thuốc: thuốc generic và thuốc biệt dược gốc, các nhà nghiên cứu sẽ so sánh để chứng minh tính hiệu quả của hai thuốc là tương đương.

Một thử nghiệm tương đương sinh học bao gồm nhiều công việc, trước hết được dự trù bằng bản đề cương nghiên cứu(protocol), nếu được chấp thuận sẽ được tuần tự tiến hành để có các kết quả thực nghiệmvà các kết quả này được chứng minh là đáng tin cậy. Một thử nghiệm tương đương sinh học đúng qui cách phải chứng tỏ:

- Thiết kế nghiên cứu phù hợp:thí dụ như chọn mô hình nghiên cứu dùng liều đơn, ngẫu nhiênhay chéo đôi. Có 2 giai đoạn nghiên cứu: giai đoạn là thời gian nghỉ không dùng thuốc gọi là thời gian làm sạch thuốcthường là 7 ngày, nhằm đạt tính khoa học.

- Chọn lọc người tình nguyện tham gia nghiên cứu phù hợp:phải chọn, sàng lọc như từ 30 - 40 người chọn ra tối thiểu 12 người tình nguyện khỏe mạnh, tuổi từ 18 đến 40 - 45, đạt tiêu chuẩn về khám lâm sàng (như đo huyết áp, nhịp tim, thân nhiệt…), các xét nghiệm hóa sinh (như đo công thức máu…) cần thiết. Các đối tượng này phải ký văn bản cam kếtđồng ý tham gia nghiên cứu để thử nghiệm đạt tiêu chuẩn y đức.

- Tiến hành thử sinh khả dụng invivo với hai thuốc thử nghiệm (generic) và thuốc đối chiếu (biệt dược gốc) một cách khoa học :nhằm để có trị số Cmax, Tmax, AUC. Để có các trị số chính xác, cách cho uống thuốc, lấy mẫu máu ở người tình nguyện, cách nhận định lượng dược chất trong máu phải theo đúng qui cách. Trong thời gian nghiên cứu, người tình nguyện còn được theo dõi tác dụng phụ, độ an toàn của thuốc.

- Xử lý thống kê đúng quy cách các trị số Cmax, Tmax, AUC để xác địn độ tin cậy:các trị số đo được có sự sai lệch sẽ được phân tích bằng phương pháp ANOVA và Two One - Sided Test để chấp nhận khoảng tin cậy 90% và giới hạn sự sai lệch là 80 - 120% (trong trường hợp xử lý số liệu có chuyển log người ta dùng giới hạn sự chênh lệch là 80 - 125%) nhằm xem hai thuốc thử nghiệm và đối chiếu có tương đương sinh học hay không và đưa ra kết luận cuối cùng.

Như vậy, tương đương sinh học vừa có ý nghĩa khoa học, vừa là cơ sở pháp lý cho các nhà quản lý cũng như các nhà chuyên môn trong việc đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả và hợp lý. Chính vì vậy, nghiên cứu tương đương sinh học phải được tiến hành tại các đơn vị thử nghiệm có tư cách pháp nhân, được cơ quan quản lý có thẩm quyền đánh giá và công nhận. Những đơn vị này không chỉ cần phải được trang bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của những kỹ thuật cao, luôn được chuẩn hóa (như máy do HPLC được thẩm định để đo nồng độ thuốc trong máu người thử); ngoài ra, một vấn đề quan trọng nữa là có một đội ngũ cán bộ những người tình nguyện dùng thuốc đạt các tiêu chuẩn về tuổi, cân nặng, giới tính, tình trạng sức khỏe… Hiện nay, chức năng này đã được Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương ở Hà Nội và Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh đảm nhận. Riêng mấy năm qua, Viện Kiểm nghiệm TP. HCM đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học cho rất nhiều thuốc generic với kết quả tin cậy. Công việc này khó khăn phức tạp, tưởng nên tăng cường hai đơn vị trên đây để đảm bảo chất lượng các thuốc generic sản xuất trong nước, không cần tổ chức đơn vị mới như có vài nơi đề nghị, nhất là giao cho các đơn vị sản xuất tự làm để tránh được sự chủ quan khi quản lý và kiểm soát.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.

Tin mới

Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
CT Phan Xuân Dũng: LHH Bình Định góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập, phát triển bền vững của tỉnh nhà
Trải qua 30 năm hình thành và phát triển (06/5/1995 - 06/5/2025), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định (LHH) đã khẳng định vai trò là tổ chức hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ, là nơi quy tụ trí tuệ, lan tỏa tri thức, lực lượng nòng cốt phát triển KH&CN, góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững của tỉnh nhà.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.