Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 17/06/2010 21:36 (GMT+7)

Những ứng dụng trị bệnh triển vọng từ tế bào gốc

Tạo tế bào tinh trùng từ tế bào gốc giúp điều trị vô sinh ở nam giới

Mới đây, một nghiên cứu phát triển tinh trùng từ tế bào gốc vừa mở ra một hướng điều trị mới đối với căn bệnh vô sinh ở nam giới. Đây là công trình của các nhà sinh vật học thuộc Trường đại học Newscastle - Anh và là một trong những đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm của giới khoa học.

Bằng phương pháp này, các nhà khoa học đã thử phát triển tế bào gốc mang chromosomes XY (giới tính nam) thành các tế bào giao tử đơn bội (haploid gametes - sex cells). Tiếp theo, họ để cho những tế bào mới này tự phát triển thành các tế bào tinh trùng trưởng thành. Những tinh trùng được tạo ra sau đó sẽ được đem thụ tinh trong ống nghiệm bằng phương pháp IVD sperm (In vitro derived). Cách làm này đã được tiến hành trên chuột thí nghiệm và đã cho kết quả thành công. Điều đặc biệt là cách tạo tế bào tinh trùng từ tế bào gốc này có thể cho phép tạo ra những thế hệ mới với tỉ lệ sống sót cao hơn so với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm thông thường. Với việc tạo ra tế bào tinh trùng từ tế bào gốc (được phát triển từ tế bào da), các nhà khoa học cho biết, chỉ cần một mẫu da, khoa học đều có thể tạo ra những thế hệ mới giống y hệt phiên bản cũ. Tuy nhiên, mục tiêu trước hết là nhằm khắc phục tình trạng vô sinh ở nam giới hiện nay.

Mở ra hy vọng điều trị căn bệnh ung thư vú

Triển vọng điều trị ung thư của tế bào gốc được các nhà khoa học đánh giá là điều đáng được quan tâm hàng đầu trong giai đoạn hiện nay. Trong phương pháp này, tế bào gốc chủ yếu được sử dụng để thay thế cho những tế bào bị mất do các cuộc phẫu thuật loại bỏ tế bào ung thư vú. Hàng nghìn phụ nữ mắc phải căn bệnh này sẽ có hy vọng được chữa trị khỏi bệnh và lấy lại vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ nếu như việc cấy ghép tế bào gốc thay thế các tế bào ung thư được thực hiện thành công. Ngoài ra, không chỉ những vùng bị ung thư, mà ngay cả những vết sẹo lõm do bị mất một phần mô tế bào cũng có cơ hội được phục hồi như bình thường nếu việc cấy tế bào gốc được ứng dụng trên vùng vết thương đó. Trong cách điều trị này, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy tế bào gốc vào phần cần chữa trị, sau khi để các tế bào này kết hợp lại với các tế bào mô mỡ. Các tế bào gốc được cấy vào sẽ phát triển bình thường và hình thành các lớp mô tế bào mới tại phần cơ thể đã bị phẫu thuật cắt bỏ do phát hiện có tế bào ung thư.

Sử dụng tế bào gốc trong chữa trị các tổn thương não bộ

Các tổn thương ở não bộ phần lớn là do sự tổn thương hoặc mất đi của các tế bào não. Để chữa trị chứng tổn thương này, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu não tại London - Anh đã nghĩ đến một phương pháp nhằm tạo ra những tế bào não mới và phát triển chúng một cách hoàn thiện. Và điều này có thể thực hiện được với sự tham gia của tế bào gốc.  Các tế bào gốc này sẽ phát triển thành các tế bào não để thay thế cho những tế bào não đã bị tổn thương. Chúng sẽ phát triển và thực hiện các chức năng não bị khiếm khuyết do các chứng bệnh phổ biến như đột qụy, hay chấn thương sọ não... gây ra.

Theo GS. Andrea Brand - chuyên gia thuộc Viện Gurdon - Trường đại học Cambridge - Anh, vùng não con người còn chứa rất nhiều tế bào gốc không hoạt động và phát triển thành tế bào não. Điều các nhà khoa học cần làm đó là kích hoạt lại những tế bào gốc không hoạt động này để chúng hoạt động trở lại và thay thế cho những tế bào não đã bị mất hoặc bị chết đi. Vấn đề là não của con người có khoảng 100 tỉ nơron thần kinh hay còn gọi là các tế bào thần kinh. Để có tác động hiệu quả, điều quan trọng là cần hiểu rõ về cơ chế ngắt, mở hoạt động của các tế bào gốc nêu trên.

Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh về gan

Theo kết quả điều tra chỉ tính riêng tại một quốc gia phát triển như Mỹ, bệnh gan là nguyên nhân gây ra tỉ lệ tử vong cao thứ tư trong các loại bệnh hiểm nghèo. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: đột biến gen, nhiễm virút viêm gan, thói quen nghiện rượu, và việc sử dụng các loại thuốc tây thường xuyên. Khi chức năng gan yếu đi, nó có thể làm gia tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác như tiểu đường, đa xơ cứng... và nhiều bệnh nan y khác. Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Wisconsin -  Anh đã tìm ra cách phát triển tế bào gốc từ các tế bào da, sau đó kích thích chúng phát triển và đưa vào hoạt động thay thế cho chức năng của các tế bào gan đã bị hủy diệt hoặc tổn thương do bệnh.

Ngoài ra, các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện ra rằng, tế bào gốc có thể phát triển thành hơn 200 loại tế bào đặc trưng tại các bộ phận, cơ quan khác nhau trên cơ thể con người. Kết quả nghiên cứu này vừa được đăng trên Tạp chí Journal Hepatology của Anh.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Đoàn đại biểu VUSTA viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chiều ngày 24/5/2025, đoàn đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam làm trưởng đoàn đã tới kính viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Thanh Hoá: Tập huấn Bình dân học vụ số cho cán bộ, hội viên
Ngày 22/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn về Công nghệ số ứng dụng trong sản xuất và đời sống (Bình dân học vụ số) cho gần 200 cán bộ, hội viên của các hội thành viên, trung tâm trực thuộc, đơn vị liên kết trong hệ thống Liên hiệp hội.
Phú Thọ: Lấy ý kiến về Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Sáng ngày 20/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú Thọ (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo lấy ý kiến của đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Tiền Giang: Họp mặt và vinh danh trí thức KH&CN
Ngày 20/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức họp mặt trí thức KH&CN và vinh danh 2 trí thức được phong hàm Phó Giáo sư, 8 trí thức được công nhận học vị Tiến sĩ.
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI NHÂN DÂN TRONG HỆ THỐNG LIÊN HIỆP HỘI VIỆT NAM
Sáng ngày 13/5/2025 tại tỉnh Sóc Trăng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xúc tiến hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động đối ngoại nhân dân trong hệ thống Liên hiệp hội Việt Nam”.
VUSTA đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 và Dự thảo Luật KHCN & ĐMST
Dù chỉ sửa đổi một số điều của Hiến pháp năm 2013, đội ngũ trí thức Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh tính cấp thiết và chiều sâu cải cách, từ mô hình chính quyền hai cấp đến quy định cụ thể cấp hành chính, làm rõ vị trí tổ chức chính trị - xã hội...