Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 29/10/2013 22:53 (GMT+7)

Những ứng dụng mới của công nghệ sinh học trong lĩnh vực sức khỏe

Kỹ thuật PCR

Polymerase chain reaction - PCR là một kỹ thuật phổ biến trong sinh học phân tử nhằm tạo ra nhiều bản sao một đoạn DNA mà không cần sử dụng các sinh vật sống như E. coli hay nấm men. PCR được sử dụng trong các nghiên cứu sinh học và y học phục vụ nhiều mục đích khác nhau, như phát hiện các bệnh di truyền, nhận dạng, chẩn đoán những bệnh nhiễm trùng, tách dòng gen và xác định huyết thống. Những thí nghiệm đầu tiên với kỹ thuật phản ứng khuếch đại gen PCR được thực hiện bởi một nhóm nhà nghiên cứu thuộc Đại học y dược TP.HCM với người phụ trách là GS. Đỗ Đình Hồ và cộng sự cùng với sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp tại Đại học California ở San Francisco (Mỹ). Bộ dụng cụ PCR và các công cụ chẩn đoán khác giúp tìm ra mầm bệnh gây ra các căn bệnh ở người cũng như ở vật nuôi.

Kỹ thuật chip sinh học

Có nhiều công nghệ phức tạp để chẩn đoán dựa trên phân tích DNA hiện đang được Công ty dược phẩm Domesco (Đồng Tháp) xúc tiến triển khai. Công trình này do một nhà khoa học của GeneProbe Inc. (San Diego, California) chịu trách nhiệm chính. Việc ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong chẩn đoán còn bao gồm cả nghiên cứu hệ protein học (proteomics) tại Viện công nghệ sinh học và Học viện quân y ở Hà Nội. Cả hai trung tâm này, cùng với một số đơn vị khác, được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, có thể thực hiện các nghiên cứu công nghệ sinh học sâu rộng. Các cơ sở vật chất phòng thí nghiệm trị giá lên tới hàng triệu USD, như GC -Mass spectrometry (phương pháp sắc ký khí kết hợp với khối phổ), hệ thống microarray, PCR thời gian thực, máy FACS (Fluorescence Activated Cell Sorting) và kính hiển vi điện tử có độ phân giải cao… Về an toàn thực phẩm, ngoài những trang thiết bị như trên, kỹ thuật ELISA (Enzyme-Linked Immuno absorbent Assay) để chẩn đoán và phát hiện nhanh các chất độc trong thực phẩm ở thị trường cũng đã được đưa vào ứng dụng.

Khách hàng của các công ty này bao gồm bệnh viện, doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức chính phủ. Một trong số đó là Trung tâm Medic ở TP.HCM.

Dược phẩm sinh học

Sau gần 10 năm hoạt động, Công ty NanoGen Inc. thuộc Khu công nghệ cao TP.HCM đã sản xuất hàng loạt những dược phẩm sinh học có giá trị kinh tế và trị liệu rất cao gồm những interferon đa dòng và những phân tố cytokin tác động chuyên biệt trên hệ miễn dịch có khả năng trị những bệnh hiểm nghèo do siêu vi và ung thư. NanoGen còn có những kháng thể đơn dòng (mAb) để điều trị bệnh ung thư; mAb được xem như là liệu pháp đặc thù vì chúng sử dụng phương pháp sinh học phân tử đặc hiệu để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Kháng thể đơn dòng (mAb) của NanoGen được mô phỏng theo sản phẩm của những công ty Hoa Kỳ như Genentech, Amgen Inc. gồm Avastin và Rutaxin (được dùng để điều trị các loại khối u khác nhau và căn bệnh ung thư máu). Ngoài ra, hormon peptid tái tổ hợp (cytokin) cũng đang được sản xuất.

TS. Hồ Nhân, CEO của NanoGen, là một nhà sinh học được đào tạo tại Mỹ. Nhóm của ông gồm hơn 100 nhà nghiên cứu và những cộng sự tốt nghiệp từ các trường đại học Việt Nam và trong một số trường hợp đã được đào tạo từ vài tháng đến 2 năm tại các phòng thí nghiệm ở Hàn Quốc, Singapore và Úc. Điều này cho thấy, những người tốt nghiệp từ các trường đại học Việt Nam hoàn toàn có đủ khả năng tiếp thu và phát triển những kỹ thuật tiên tiến nhất về nhân bản gen, tổng hợp protein.

Kháng thể đơn dòng (mAb) của NanoGen sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị ung thư tại Việt Nam. Trước đây, vì chi phí nhập khẩu mAb quá cao, nên chúng không có mặt thậm chí tại các bệnh viện lớn, các bác sĩ cũng hiếm khi điều trị bệnh nhân theo phương pháp mAb, thậm chí khi họ biết rằng điều trị bằng phương pháp này trong lúc ấy là cần thiết. Những bệnh nhân có tiền thường ra nước ngoài như sang Singapore hoặc các nước châu Âu để được điều trị bằng phương pháp mAb. Vì thế, đây là điều đáng tự hào khi chúng ta có được mAb hoàn toàn được sản xuất tại Việt Nam.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.