Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 09/01/2006 16:07 (GMT+7)

Những trò chơi dân gian cổ truyền qua các thư tịch xưa

Đầu tiên là trò chơi Đánh phết. Đại Việt Sử Ký Toàn Thưchép việc năm Bính Ngọ (1126): “Tháng Hai, ngày mùng 1, vua ngự điện Thiên An xem các vương hầu đá cầu”. Đá cầu ấy như thế nào ? Hoàng Xuân Hãn đã cho biết rõ hơn trong sách “Lý Thường Kiệt”: “Hai bên tả hữu dựng hai cửa gỗ gọi là cầu môn cao độ hơn một trượng. Vương hầu dự chơi chia làm hai phe mặc áo vóc màu sắc khác nhau. Trước thềm bày hai giá cờ, hễ bên nào được thì cắm vào giá bên ấy một lá cờ. Có khi thì chơi chạy bộ đánh phết, có khi thì chơi cưỡi ngựa đánh phết. Người ngồi trên ngựa một tay cầm cương, tay kia cầm gậy dài để đánh quả phết. Đánh phết có nhạc đi kèm. Bắt đầu chơi thì nhạc nổi lên. Lúc tranh quả phết thì trống đánh rây. Quả phết đến gần thì trống giục càng mau. Lúc quả phết lọt qua cửa thì gióng lên 3 hồi trống. Chơi được một hồi lâu, vương hầu lại nghỉ uống rượu, xong lại đánh tiếp”.

Các trò vui lúc ấy, nhân dân ta – nhất là giới trẻ – rất ưa chuộng đó là Chọi gà, Đánh đu, và Chơi tam cúc. Trước năm 1945, các trò vui này vẫn thịnh hành ở hầu hết các thôn xã Việt Nam. Chọi gàđã đi vào nghệ thuật dân gian và là trò vui sôi động và các dịp đầu năm, hội hè, đình đám. Trò vui chọi gà này đến thế kỷ 13 đã thành một tục lệ tràn lan trong giới thanh niên đến độ cả nước ta phải thực hiện cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, Trần Hưng Đạo Vương phải nhắc nhở quân sĩ nên hạn chế bớt, như trong Hịch tướng sĩ :..”Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển…”.

Riêng trò chơi Đánh đu(gồm nhiều loại như Đu tiên, Đu vân xa…) là một trò chơi phổ thông được hầu hết trai gái ưa chuộng. Bởi vậy mới có câu ca dao: Tháng giêng giai tiết ở đầu. Bao nhiêu mỹ nữ đá cầu, đánh đu. Theo tư liệu và hình ảnh cũ, chúng ta có thể mô tả như sau: Người ta trồng cây cột tre, bắt chéo từng đôi một song song nhau giữa một bãi đất trống và ở giữa treo một bàn nhún (để đủ 2 người nam – nữ cùng đứng). Có làng phải trồng đến hai, ba cây đu trong dịp Tết để đáp ứng yêu cầu vui chơi giải trí của đôi trai gái. Các nam thanh nữ tú kéo tới rủ nhau lên đánh đu, thường thường mỗi cặp đu là một nam một nữ mới thêm phần thú vị , như bài thơ của Hồ Xuân Hương:

           “Bốn cột khen ai khéo khéo trồng

            Kẻ thì lên đánh kẻ ngồi trông

            Trai đu gối hạc khom khom cật

           Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng

           Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới

           Đôi hàng chân ngọc duỗi song song

           Chơi Xuân ai biết Xuân chăng tá ?

           Cột nhổ đi rồi lỗ bỏ không.

Còn chơi Tam cúcvào dịp tết là thú vui giải trí hơn thấp cao chứ không có tính sát phạt như cờ bạc ngày nay.

Thử soát xét các cuộc vui trong dịp Xuân về trong lịch sử, ta có thể xếp thứ tự theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:Lễ đua thuyền tổ chức vào đời Lê Hoàn. Mùa xuân hằng năm, con trai con gái họp nhau đánh đu ở đất Đà Dương (Châu Hoá)…Đến thế kỷ thứ XV thì trong dân gian, cái phong tục cỗ bàn xa xỉ đã lậm lắm rồi nên điều lệ năm Kỷ Dậu (1429) mới có lệnh:”Người nào du thủ du thực, đánh cờ đánh bạc, thì quan tư và quân dân bắt đem nộp để trị tội, đánh bạc thì chặt 5 phân ngón tay, đánh cờ vây thì chặt 1 phân ngón tay…”. Và đến năm ất Tỵ (1965) lại có lệnh nhắc lại lệnh cấm chọi gà, đánh cờ, đánh bạc…

Xem như vậy, các cuộc vui mùa Xuân càng ngày càng quá lạm, mặc dù lề thói cổ truyền của dân tộc ta là không phải vậy. Ngay cả tục uống rượu, trong đại bộ phận nhân dân ta đến đầu triều Nguyễn vẫn có cái phong phú tao nhã như lời của Phạm Đình Hổ trong “Vũ Trung tuỳ bút”: “Khi nào có khách thết rượu thì chỉ dùng cái chén nhỏ bằng đầu ngón tay cái, mà uống vài chén rồi thôi ngay, nếu người uống quá thì ai cũng chê là say đắm”.

Một nhà nghiên cứu hiện đại đã có ý kiến xác đáng về các hội Xuân của dân tộc: “ Đi hội Xuân để vui Xuân, ngày vui nhàn rỗi, người dân quê thường đi hội Xuân để tham dự hoặc thưởng thức những trò vui của ngày hội. Và những hội Xuân này, tuy gọi là hội làng nhưng vẫn hằng lôi cuốn được rất nhiều khách thị thành hàng năm tới xem hội với những trò vui hấp dẫn và lành mạnh”(theo Toan Ánh, Làng xóm Việt Nam).

Có lẽ ý kiến ấy là “có lý có tình” khi chúng ta đang muốn trở về với những mỹ tục truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Nguồn:Văn hiến Việt Nam, số 3 (95), 2004, tr 38-39.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.