Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 24/09/2005 15:22 (GMT+7)

Những phát minh mới phục vụ người khiếm thị

Máy chuyển đổi chữ cho người khiếm thị


Video TIM là một thiết bị giúp người khiếm thị có thể đọc được chữ và cảm nhận được hình ảnh trên bất cứ một loại chất liệu nào.


Hệ thống gồm một máy scan nhỏ mà người sử dụng có thể dùng để quét trên bề mặt cần đọc nối với một bộ chuyển đổi, một phần mềm tích hợp trong bộ chuyển đổi sẽ chuyển những hình ảnh quét được thành đen trắng rồi đổi thành dạng chữ cho người khiếm thị (chữ Brai) trên một bề mặt 4 x 4cm. Qua đó người sử dụng có thể “đọc” được nội dung.


Thiết bị này còn giúp người mù đọc được cả các bản tin trong điện thoại di động hay các nhãn mác trên hộp thuốc. Hiện các nhà sản xuất đang thiết kế lắp đặt một chiếc máy quay camera đặc biệt vào thiết bị này giúp dẫn đường cho người khiếm thị.


E-voting giúp người khuyết tật tự bỏ phiếu bầu cử


E-voting, hình thức bỏ phiếu thông qua các phương tiện thông tin hiện đại (Internet, máy móc chuyên dụng...) đang hỗ trợ và giúp ích rất nhiều cho những người khiếm thị.


Máy bỏ phiếu này đều có khả năng nhận biết giọng nói và người khiếm thị có thể nghe được các hướng dẫn thao tác bỏ phiếu trên máy nhờ một chiếc tai nghe gắn bên cạnh.


Mắt điện tử cho người khiếm thị


Trong tương lai, những người khiếm thị có thể thấy được một ít hình ảnh nhờ một con bọ điện tử được gắn vào trong mắt. Nói một cách đơn giản, mắt điện tử là một máy thu hình được đặt trên một kính đeo mắt cho những hình ảnh vào trong mắt, ở đó có một con bọ điện tử nhận hình ảnh và giải mã hình ảnh này thành những tín hiệu điện tử để truyền qua thần kinh thị giác lên não. Não tổng hợp các xung động đã nhận được thành những hình ảnh và lúc đó người bệnh có thể nhận biết được các hình thể đơn giản.


"Nhìn" bằng âm thanh


Được phát triển bởi tiến sĩ Peter Meijer thuộc Phòng nghiên cứu Philips ở Hà Lan, hệ thống này có tên gọi The Voice. Nó hoạt động theo nguyên tắc giải mã hình ảnh thu được từ một máy quay vào những thiết bị lọc âm, để rồi chuyển chúng thành tín hiệu tới tai người nghe. Ai có nhu cầu có thể vào trang web http://www.seeingwithsound.com/voice.htmđể tải miễn phí chương trình học cách "nhìn" bằng âm thanh.


Meijer hy vọng rằng, những người sử dụng hệ thống này sẽ học được cách xử lý thông điệp từ những hình ảnh máy quay, nhờ đó họ có thể có được cảm giác na ná như khi đang nhìn thấy vật thật.


Giày đặc biệt giúp người khiếm thị "nhìn thấy" đường


Antoni Kaspara, người Cộng hòa Séc, vừa phát minh ra một loại giày mới có thể giúp những người khiếm thị “nhìn thấy” đường đi của mình.


Chiếc giày này có một thiết bị đặc biệt ở đế phát ra tia hồng ngoại. Khi gặp vật cản trên đường một bộ phận cảm ứng sẽ tiếp nhận tia hồng ngoại này và kích hoạt một thiết bị khác làm đế giày rung lên để cảnh báo người đi giày. Chiếc giày hoạt động nhờ nguồn pin được nạp hàng ngày.


Hiện Antoni đã có bằng phát minh cho đôi giày với chi phí sản xuất khá thấp, khoảng 11 euro.


Bảo tàng cho người khiếm thị


Viện Bảo tàng Xúc giác ở khu phố Kallithea, Athens, Hy Lạp, là viện bảo tàng duy nhất trên thế giới dành riêng cho người khiếm thị. Tại đây trưng bày nhiều phiên bản thạch cao của những kiệt tác nghệ thuật nổi tiếng thế giới và Hy Lạp cổ đại như tượng thần Venus de Milo, thần Zeus...


Khách tham quan khiếm thị chỉ cần sờ tay vào vật trưng bày để cảm nhận tác phẩm nghệ thuật. Những hướng dẫn viên chuyên nghiệp tại đây được đào tạo kỹ lưỡng về ngôn ngữ của người khiếm thị nhằm truyền đạt ý tưởng các tác phẩm nghệ thuật ở đây cho họ.


Nguồn: cand.com.vn   4/9/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Tiền Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành mở rộng tổng kết hoạt động năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phạm Văn Trọng tham dự hội nghị.
Gia Lai: Liên hiệp hội tổng kết năm 2024
Sáng ngày 31/12/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Ayun H’But, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể của tỉnh.