Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 02/02/2010 17:39 (GMT+7)

Những nhân tố ảnh hưởng đến số lợn con sinh ra trong ổ và khối lượng sơ sinh

Nhưng mục tiêu đạt được nhiều lợn con sơ sinh sẽ là vô nghĩa nếu mức độ tổn thất do thai chết lưu và chết trước khi cai sữa quá cao.

Để tránh điều này, Hypor đã đưa ra những chỉ số chọn lọc, trong đó có những nhân tố như số lợn con sơ sinh còn sống, khối lượng sơ sinh và số con cai sữa/ ổ. Ngoài ra, chọn lọc chặt chẽ số lượng và chất lượng núm vú đảm bảo cho khả năng tiết sữa tốt nhất dẫn đến khi cai sữa, tỉ lệ sống và khối lượng cao nhất.

Những ảnh hưởng về di truyền

Khối lượng sơ sinh là tình trạng quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng sống của lợn con.

Những tình trạng như bình quân khối lượng sơ sinh và khối lượng sơ sinh toàn ổ có hệ số di truyền rất cao (tương ứng: 0,25 và 0,15). Như đã biết, lợn con còi cọc (< 800g) và ổ lợn con không đồng đều là những yếu tố dự báo thiệt hại trước khi cai sữa của ổ lợn. Hệ số di truyền của những yếu tố này cũng khá cao, cho thấy có tiềm năng để cải thiện về di truyền.

Những tính trạng như số lợn con nhỏ và tính đồng đều khi sơ sinh có hệ số di truyền (tương ứng) 0,10 và 0,07. Riêng về số lợn con trong ổ đã làm cho khối lượng sơ sinh thấp rõ rệt và giảm tính đồng đều vì những tính trạng về số con trong ổ và chất lượng lợn con có mối tương quan âm. Như vậy, khi chọn giống, nếu chú trọng đến một tính trạng, đã gián tiếp thúc đẩy đối với tính trạng kia theo hướng đảo ngược lại. Như vậy, điều lưu ý trong chọn lọc là làm sao cho khối lượng sơ sinh ổ tăng lên để thu được lợn con có chất lượng. Nếu có được 15 lợn con với bình quân khối lượng sơ sinh 1,5 kg/ con, sẽ có 22,5 kg/ ổ. Chỉ có thể đạt được mục tiêu này nếu khi chọn lọc biết cân bằng giữa chất lượng lợn con và khối lượng sơ sinh với số con trong ổ.

Những nhân tố chủ đạo: ngoại cảnh, dinh dưỡng và chăm sóc quản lý

Trong khi di truyền là yếu tố ảnh hưởng chính đến số con/ ổ, cũng còn có nhiều nhân tố khác (ngoại cảnh, dinh dưỡng và chăm sóc quản lý) rất quan trọng đối với trang trại chăn nuôi. Nếu chú trọng đến những nhân tố này, chẳng những có thể nâng cao số con/ ổ mà còn nâng cao năng suất cai sữa. Khối lượng sơ sinh là một khó khăn có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến thành tích của trang trại, nhưng có một số công đoạn có thể thực hiện để cải thiện một phần khó khăn đó để nâng cao tỉ lệ sống của lợn con sơ sinh.

Khối lượng cơ thể khi phối hợp lần đầu

Khối lượng cơ thể của lợn cái hậu bị khi phối giống lần đầu, số lần đã động dục, có ảnh hưởng rất lớn đến số con sơ sinh/ ổ đẻ lứa đầu (đây là lứa đẻ quyết định cho những lứa tiếp theo).

Đối với kiểu di truyền nhiều nạc, điều quan trọng là phải đảm bảo cho lợn cái hậu bị được phối giống khi khối lượng cơ thể cao vì bấy giờ mới có đủ protein và năng lượng dự trữ (xác định qua độ dày mỡ bụng) để trải qua chu kỳ động dục đầu tiên. Có vậy mới làm cho số con/ ổ lứa đầu đạt được tối đa và cũng làm cho nó kéo dài tuổi thọ và nâng cao năng lượng sản xuất. Theo kinh nghiệm, khối lượng phối giống lứa đầu cho lợn cái hậu bị nên là 135 - 150 kg, như vậy khi lợn đẻ sẽ có khối lượng 180 - 190 kg.

Còn về tuổi phối giống đầu là nhân tố không có tác động mấy đến khối lượng ổ dẻ nên không cần xem xét.

Lợn cái hậu bị cũng nên được phối giống ít nhất là ở chu kỳ động dục thứ hai. Sớm dùng lợn đực để kích thích sẽ làm cho lợn cái hậu bị chịu đực tốt hơn, dẫn đến nâng cao khả năng rụng trứng và số con sơ sinh/ ổ.

Kỹ thuật phối giống và xác định thời điểm phối giống thích hợp

Phối giống đúng lúc trong chu kỳ động dục sẽ làm tăng số trứng rụng có khả năng thụ tinh, từ đó nâng cao số con sơ sinh. Cần chú ý đến cách phát hiện động dục, chất lượng tinh dịch, biện pháp vệ sinh và kỹ thuật dẫn tinh (nhất là cách kích thích lợn cái), như vậy sẽ rất có lợi. Việc áp dụng một thủ tục phối giống có quy định rõ số lần phối giống cho lợn nái và lợn cái hậu bị (có tính đến khoảng cách từ cai sữa đến động dục lại đã tác động đến thời gian chịu đực như thế nào), cũng giúp nâng cao số con sinh ra/ ổ.

Chăm sóc quản lý để sức sống của phôi cao

Trong giai đoạn đầu mang thai, phôi được gắn vào vách dạ con, quá trình này xảy ra trong vòng 28 ngày kể từ khi phối giống. Trong giai đoạn này, phôi rất mẫn cảm nên có thể bong ra khỏi thành dạ con và chết nếu không đáp ứng những điều kiện cần thiết. Vì vậy, không nên chuyển lợn nái đến vị trí khác ít nhất là trong vòng 28 ngày chửa đầu tiên và nơi nhốt lợn cần được yên tĩnh và không bị quấy rầy. Bất cứ một stress nào xảy ra trong giai đoạn này (ví dụ nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh) có thể gây chết phôi và lợn nái động dục lại.

Một số nghiên cứu cho thấy sự có mặt của lợn đực trong giai đoạn lợn cái mới mang thai cho đến giữa chu kỳ chửa và chế độ chiếu sáng tốt đều có lợi cho sức sống của phôi.

Chế độ dinh dưỡng ở đầu thưòi kỳ mang thai

Trước đây, người ta cho rằng trong vòng 21 - 28 ngày chửa đầu, cho lợn cái ăn ít sẽ nâng cao tối đa sức sống cho phôi. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy, đối với những lợn cái giống siêu nạc hoặc năng suất cao, nếu áp dụng chế độ ăn như vậy sẽ làm giảm số con sinh ra/ ổ và giảm tỉ lệ đẻ. Vì vậy, đề nghị áp dụng chế độ mức ăn được cho lợn cái hậu bị giai đoạn đầu có chửa là 2,4 - 2,6 kg (với khối lượng 400 kg), còn sau đó là 2,1 - 2,3 kg (và đạt 185kg khi lợn đẻ); còn mức ăn cho lợn nái giai đoạn đầu có chửa là 2,6 - 2,8 kg, như vậy sẽ đạt được tối đa số con sinh ra/ ổ.

Thời gian cho con bú

Độ dài thời gian cho sữa có ảnh hưởng rõ rệt đến số con/ ổ. Trong vòng tư 14 đến 28 ngày nuôi con, cứ mỗi ngày cho con bú là tăng thêm 0,1 lợn con sơ sinh trong lứa đẻ tiếp theo. Số con sinh ra trong ổ sẽ không tăng nữa với thời gian cho con bú từ sau ngày thứ 28. Để cân bằng chi phí của việc kéo dài thời gian cho con bú với lợi nhuận thu được từ khả năng sản xuất, cho nên con bú 24 - 25 ngày là tối ưu. Nếu không tính đến thời gian lợn mẹ cho con bú, người chăn nuôi nên tránh xáo trộn tuổi cai sữa (do biến động về số lượng con cai sữa hàng tuần), nếu không, điều này sẽ có tác động đến tốc độ sinh trưởng và việc chuyển lợn con sang các giai đoạn nuôi tiếp theo cho đến khi kết thúc.

Khoảng cách thời gian từ cai sữa đến phối giống lại

Khoảng thời gian từ cai sữa đến phối giống lại (nói đúng hơn, là từ cai sữa đến khi chịu đực) là chỉ thị quan trọng nhất cho khả năng sản xuất tiếp theo, đặc biệt đối với số con mỗi ổ. Số con sinh ra trong mỗi ổ sẽ cao nhất khi khoảng thời gian từ cai sữa đến phối giống lại trung bình là 6 ngày hoặc ngắn hơn (trong khi đó, 95% số lợn nái được phối giống sau 7 ngày tính từ khi cai sữa cho con). Trong những nhân tố gây nên ảnh hưởng này, mức ăn được của lợn mẹ thời kỳ nuôi con là quan trọng nhất.

Tính trạng về khoảng cách từ cai sữa đến phối giống là dự đoán giá trị giống từ lâu của Hypor. Qua nhiều năm, tính trạng này đã được cải thiện rõ rệt từ 1 - 2 ngày trong hầu hết các dòng mẹ. Những đàn giống của Hypor có khoảng cách từ cai sữa đến động dục lại tương đối ngắn (5,8 ngày). Nếu khoảng cách này ngắn hơn sẽ kéo dài thời gian động dục…

Những lợn nái trẻ (nhất là những lợn cái mới cai sữa con lứa đầu) có xu hướng động dục lại muộn, do đó cần được chú ý đặc biệt. Nên cho ăn khẩu phần có hảm lượng lysine cao hơn 1,2 - 1,3% so với khẩu phần thông thường, nếu có thể, cho ăn thức ăn thúc đẩy động dục 0,5 kg ngày từ sau 7 ngày cho con bú đến khi phối giống, như vậy sẽ giảm hao hụt khối lượng cơ thể và nhờ đó thúc đẩy động dục sớm xuất hiện.

Mức ăn được cao trong giai đoạn từ cai sữa đến phối giống cũng là cần thiết để làm cho số con trong ổ đạt tối đa. Cho ăn 4 lần/ ngày hoặc cho ăn tự do, cho uống nước sạch thoải mái và vệ sinh máng tốt cũng giúp đạt được mục tiêu này. Sau khi cai sữa con, nếu lợn nái được nhốt thành nhóm cũng rút ngắn khoảng thời gian cai sữa đến động dục lại sô với lợn nái được nhốt cá thể. Về cường độ chiếu sáng, tối thiểu là 100 lux (thích hợp là 150 lux) với thời gian 14 - 16 giờ/ ngày sẽ kích thích lợn chóng động dục lại. Cho lợn đực giống tiếp xúc với lợn nái cũng là yếu tố quan trọng, nhất là 2 - 3 ngày trước khi đến kỳ động dục.

Ảnh hưởng của lứa đẻ

Số con/ ổ tăng lên cho đến lứa thứ ba, sau đó có xu hướng giảm xuống khi tuổi lợn nái tăng lên. Lợn nái càng lớn tuổi, số thai chết lưu cũng tăng cao hơn và khối lượng sơ sinh cũng biến động nhiều hơn. Do đó, để đạt được ổn định số lợn con/ ổ và chất lượng lợn con tốt nhất, nên chú ý đến cơ cấu về lứa đẻ của đàn. Như vậy, cần đều đặn bổ sung lợn cái hậu bị vào đàn số đông lợn nái đẻ 3 đến 6 lứa và kiên quyết loại thải những lợn nái đã đẻ 7 - 8 lứa. Nếu cơ cấu về lứa đẻ mất cân bằng do bổ sung lợn cái hậu bị không đồng đều, lợn cái trẻ sinh sản kém có tỉ lệ cao hoặc chế độ loại thải không nghiêm ngặt sẽ gây nên sự biến động không như mong muốn về số con/ ổ và khối lượng sơ sinh. Điều này ảnh hưởng đến sinh trưởng và hiệu quả của lợn trong giai đoạn từ cai sữa đến khi xuất chuồng.

Nâng cao khối lượng sơ sinh lợn con

Khối lượng sơ sinh là chỉ thị quan trọng nhất của khối lượng cai sữa, là thành phần chủ yếu của khả năng cai sữa. Tuy khó tác động đến tình trạng này, nhưng có một khía cạnh có thể cải thiện được. Ví dụ nâng cao mức ăn trong giai đoạn 21 - 28 ngày chửa cuối (2,6 - 2,8 kg cho lợn cái hậu bị, 2,8 - 3,0 kg cho lợn nái). Tuy tác động đến khối lượng sơ sinh không lớn, nhưng kỹ thuật này có ảnh hưởng dương tính đến khả năng sống của lợn con.

Theo một nghiên cứu gần đây của Pháp, bổ sung dầu vào khẩu phần (tổng cộng 5% dầu) có thể giảm tỷ lệ thai chết lưu, nâng cao sức sống cho những lợn con bé và nâng được khối lượng cai sữa. Cũng cần cho lợn ăn đầy đủ mức ăn trong chu kỳ phối giống và quan tâm đến sức khoẻ lợn nái để cải thiện khối lượng sơ sinh lợn con.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.