Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 22/08/2008 23:01 (GMT+7)

Những người “nhìn” âm thanh, “nghe” màu sắc

Vào thế giới của những người kỳ lạ...

Mới đây, trên tạp chí Cognitive Neuropsychology, TS. Jamie Ward tại Đại học tổng hợp London thông báo, ông vừa phát hiện ra một người kỳ lạ. Đó là một thiếu nữ 19 tuổi, cô thường nhìn thấy trước mắt mình một màu sắc nào đó khi tai nghe những âm thanh, mỗi âm thanh là một màu sắc nhất định. Chẳng hạn, khi nghe thấy những cái tên thân thuộc như "James" thì trước mắt cô nhìn thấy màu hồng. "Thomas" đem lại màu đen, "Hannah" cho màu xanh dương. Và cô cũng nhìn thấy chữ "hai" có màu xanh lơ, số "2" màu vàng, số "3" màu hồng và chữ "giao thông" pha trộn giữa xanh lơ và nâu...

Thực ra cô gái này chỉ là một trong số khá nhiều người có thể "nghe" thấy được màu sắc, "sờ" thấy được âm thanh hay "nếm" được hình dạng. Các nhà khoa học gọi đây là chứng "lồng cảm giác" (synaesthesia) - một thuật ngữ Hy Lạp chỉ sự cảm nhận từ các giác quan phối hợp. Y văn thế giới đã ghi nhận những trường hợp như thế từ khoảng 300 năm trước. Người ta mô tả những con người có khả năng này vẫn thường nghe được màu, nếm được hình dáng, hay ngửi được chữ nghĩa và nhiều khả năng kỳ lạ khác của các giác quan mà người thường khó tưởng tượng được.

Trước đây giới khoa học đánh giá rằng cứ 25.000 người thì có 1 người có hội chứng này. Nhưng những nghiên cứu gần đây đã đưa ra con số cao hơn: 1 trong 2.000 người. Cũng chưa có bằng chứng thực nghiệm nhưng người ta nhận thấy rằng những người có đặc tính này thường có khả năng nghệ thuật thiên phú hơn. Điều đó lý giải tại sao khá nhiều nghệ sĩ lớn trên thế giới có hội chứng này như nhà văn Nabokov và James Joyce, nhà thơ Arthur Rimbaud hay nhạc sĩ Beethoven. Chính khả năng có thể nhìn thấy màu sắc trong các nốt nhạc đã giúp cậu bé Rimsky - Korsakov người Nga vốn thích tô màu cho các nốt nhạc sau này trở thành một nhà soạn nhạc, nhạc sĩ, giáo sư âm nhạc đồng thời là một họa sĩ tài danh. Rimsky-Korsakov là người bị lồng cảm giác về âm thanh. Nghe nốt Đô, ông nhìn thấy màu trắng, nốt Ré tóe dẫn ra màu vàng, nghe nốt Mi ông thấy lấp lánh màu sapphire và nốt Sol qua tai ông lại chói lọi trước mắt màu kim nhũ...

Trường hợp đặc biệt nhất từng gặp ở những người có hội chứng lồng cảm giác phải kể đến một nữ nhạc sĩ 27 tuổi người Thụy Sĩ, được giới khoa học gọi là E.S. Ở cô, một âm thanh có thể gây ra đáp ứng ở 2 giác quan khác ngoài thính giác. Cô đồng thời có thể nhìn thấy màu sắc và cảm nhận được mùi vị trên đầu lưỡi khi nghe những giai điệu âm thanh. Chẳng hạn như, cô có thể nhìn thấy màu đỏ trên nốt Đô, màu tím trên nốt Fa và đồng thời cũng có thể thấy vị chua gắt nếu như nghe thấy quãng hai thứ, quãng hai trưởng để lại vị hơi đắng. Quãng ba thứ mặn chát trong khi quãng ba trưởng lại ngọt ngào. Tùy theo âm vực khác nhau của nốt nhạc, một bản nhạc đối với E.S có thể là ngọt, đắng, mặn chát, chua hay béo. Để tạo ra thử nghiệm khách quan, nhóm nghiên cứu của GS. Lutz Jaencke và cộng sự tại Đại học Zurich đã đưa cho cô nếm thử 4 dung dịch có vị khác nhau (chua, đắng, mặn và ngọt), rồi yêu cầu cô nhấn một nút máy tính tương ứng với 4 nốt nhạc có liên quan. Kết quả là E.S đáp ứng hoàn toàn chính xác và nhanh hơn nhiều so với 5 nhạc sĩ khác, những người cũng tham gia thí nghiệm tương tự song không có khả năng của cô. Theo các nhà khoa học, khả năng nhận dạng âm điệu của E.S thật hoàn hảo. Chính chứng bệnh kỳ lạ này của E.S đã tạo nên một lợi thế trong nghề, giúp cô hòa hợp những giai điệu phù hợp nhất.

Và đi tìm lời giải của các nhà khoa học

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Vanderbilt (Washington, Mỹ) thì bộ não của những người mắc hội chứng này có một chút khác biệt so với phần đông còn lại và kết quả là làm thay đổi cách thức xử lý thông tin của họ. Từ những câu trả lời của người có hội chứng này, các bác sĩ xác định rằng cảm giác thứ phát diễn ra ở khâu trung tâm trong quá trình xử lý thông tin thị giác, sau khi hình ảnh thu thập từ hai mắt kết hợp với nhau. Bằng cách nào hiện tượng đó có thể xảy ra - không ai biết chắc, nhưng kết quả nghiên cứu trên dường như ủng hộ giả thuyết của Vilayanur Ramachandran, Đại học California . Theo đó, chứng lồng cảm giác hình thành do các liên kết đan xen nhau hết sức tinh vi diễn ra trong não. Những vùng não đặc biệt sẽ xử lý thông tin về những khía cạnh khác nhau của cùng một sự vật được nhìn thấy, như màu sắc, hình dáng hay chuyển động. Các bản đồ não đã chỉ ra rằng trên não có một vùng màu cơ bản nằm liền kề với vùng điều khiển số và ký tự. Một vùng màu khác lại nằm ngay cạnh vùng xử lý thông tin thính giác. Nếu nơron trong những vùng này đan xen dày đặc hơn hoặc liên kết với nhau mạnh hơn bình thường, thì người ta sẽ nhìn thấy các từ vựng, số và nghe âm thanh với những màu sắc khác nhau.

Việc nghiên cứu khả năng này cũng góp phần thay đổi ý kiến cho rằng các khả năng ấy là bất thường hay bệnh hoạn lệch lạc. Nghĩ xa hơn, giới khoa học còn nhìn tới viễn cảnh huấn luyện giáo dục những người khuyết tật: một người mù có thể học được cách cảm nhận màu sắc bằng các giác quan khác, chẳng hạn họ nhận ra màu "đỏ" bằng cách nghe phát âm từ ngữ đó, rồi người điếc đọc chữ bằng mắt sẽ nhận ra âm thanh của chúng.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.