Những ngày cuối đời của ông hoàng Vĩnh San
Tại hòn đảo thuộc địa này của Pháp ở phía đông - nam châu Phi, ông hoàng Vĩnh San bị quản thúc, phải sống một cuộc đời tẻ nhạt bên cạnh những người dân bản địa, bị cắt đứt hoàn toàn với đất nước. Là người ham mê kỹ thuật, ông hoàng đã học chữ Pháp, tự tìm sách để học vô tuyến điện, sau đó mở một xưởng sửa chữa máy vô tuyến điện nhỏ ở thành phố Saint - Denis.
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, ông hoàng Vĩnh San đã năm lần gửi đơn lên chính phủ Pháp, từ tháng 4 - 1939 đến tháng 9 - 1940, xin được gia nhập quân đội Pháp để chiến đấu chống Đức, nhưng không được chấp nhận. Khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng, chính quyền thuộc địa ở hòn đảo này đứng về phe Pétain làm tay sai cho Đức, ông Hoàng Vĩnh San đã thông qua làn sóng vô tuyến điện, liên lạc với quân Anh, đồng thời truyền bá những tin tức phát đi của lực lượng kháng chiến Pháp do tướng de Gaulle cầm đầu cùng những tin tức của quân Đồng minh. Vì những hoạt động đó mà ông đã bị nhà cầm quyền trên đảo cầm tù ở trại cách ly Saint - Denis ngày 7 tháng 5 - 1942, nhưng ngày 19 tháng 6 sau đó thì được thả.
Ngày 28 tháng 11 - 1942, chiếc tàu chống ngư lôi Léopard của lực lượng kháng chiến “Nước Pháp tự do” cặp bến ở đảo này. Tháng 12 - 1942, ông Hoàng Vĩnh San được tiếp nhận lên tàu trong thời gian 3 tháng để phụ trách điện đài. Nhưng không may là ông bị ốm, nên chỉ 22 ngày sau ông phải rời khỏi tàu. Tháng 2 - 1943, ông lại gửi đơn xin đăng lính nhưng bị từ chối. Cuối cùng ông hoàng được tiếp nhận vào Tiểu đoàn hành quân số 1 từ ngày 3 tháng 1 - 1944, được phục vụ cho đến hết chiến tranh. Một tháng sau ông được phong trung sĩ phụ trách vô tuyến điện vào ngày 15 tháng 2. Tháng 3 năm đó, ông được đưa đến Madagascar để vận động 1.600 lính thợ Đông Dương, lúc này đang phản đối không chấp hành lệnh của chỉ huy. Những người lính thợ này phần lớn là người Việt nam bị đưa sang Madagascar trong thời gian chiếnt ranh, bị làm việc trong những điều kiện vô cùng cực khổ nên đã tổ chức chống đối. Nhân dịp này ông được phong chuẩn uý thông ngôn ngày 15 tháng 2 - 1944. Ông đã kêu gọi bà con nhẫn nhục, đợi thời cơ về nước, vì vậy sau khi chiến tranh kết thúc, những người lính thợ này khi trở về nước phần lớn đã tham gia hàng ngũ kháng chiến chống Pháp.
Ông Hoàng còn tiếp tục gửi đơn xin chuyển về Pháp tham gia chiến đấu chống Đức, nhưng bị từ chối. Quyết tâm trở lại nước nhà ngày 29 tháng 8 - 1944, ông đã gửi đến chính quyền đảo một bản tuyên bố chính thức, nói rõ ý nguyện của ông là muốn trở về Việt Nam chiến đấu chống hiểm hoạ nô dịch của Nhật Bản, và nguyện sẽ gắn bó với sự nghiệp của nước Pháp ở Đông Dương và kêu gọi đồng bào cùng chung sức vì sự nghiệp đó. Những nỗ lự của ông để vượt qua sự ngần ngại của chính phủ Pháp cuối cùng đã có kết quả. Cuối cùng ngày 14 - 5 - 1945 hoàng tử Vĩnh San được đưa về Paris , tuy có hơi muộn. Tháng 7 năm đó, ông được tạm thời điều động về bộ tham mưu Sư đoàn thuộc địa số 9 đóng quân ở Đức, lúc đó đang chuẩn bị để đưa sang Viễn - đông. Ông hoàng có lẽ đang trong thời kỳ bị theo dõi, được đưa đến tập sự ở các đơn vị khác nhau, được tổ chức vài cuộc nói chuyện về tình hình Việt Nam tại trường của chỉ huy sư đoàn.
![]() |
Ông hoàng Vĩnh San trong trang phục chuẩn uý của Madagascar |
Trong khi Sư đoàn 9 DIC xuống tàu đi Sài Gòn, thì ông hoàng Vĩ San được gọi về Paris trong tháng 10 để thảo luận với văn phòng Tổng thống về khả năng trở lại ngai vàng An Nam. Ông được đề bạt ngược về trước làm tiểu đoàn trưởng ngày 29 tháng 10 - 1945. Ngày 14 tháng 12, cùng với viên cố vấn riêng của Pierre Thébault, ông được tiếp kiến tướng de Gaulle. Hai người đã nói chuyện và hiểu nhau, nhất trí về các vấn đề Đông Dương, chính phủ Pháp quyết định sẽ đưa Vĩnh San trở về Việt Nam trong tháng 3 - 1946. Tướng de Gaulle đã nhận xét về ông hoàng rằng: “Đó là một người có cá tính mạnh”. Ba mươi năm tù đày vẫn không xoá nhoà được tâm hồn Việt Nam của ông hoàng này. Ông quyết định trở lại đảo Réunion để gặp gia đình và thu xếp công việc trước khi về nước, ông bay về Paris ngày 24 tháng 12.
![]() |
Từ đảo Réumion, ông hoàng Vĩnh San đã sử dụng vô tuyến điện để liên lạc với các trạm vô tuyến của Anh và phổ biến tin tức của Đồng Minh |
Hài cốt của Vĩnh San lúc đó được chôn tại chỗ, tháng 4 - 1987 thì được chuyển về Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác giữa chính phủ Pháp và chính phủ Trung Phi. Từ đây, ông được yên nghỉ bên cạnh những người thân trong khu lăng mộ hoàng tộc ở Huế. Thời gian qua đi, nhưng lịch sử vẫn còn ghi nhận về hình ảnh của một ông hoàng yêu nước, phải chịu số phần nghiệt ngã ngay từ lúc còn niên thiếu. Và không phải chỉ đối với riêng ông mà những người anh chị em và con cháu ông vẫn còn phải chịu nhiều cay đắng của cuộc đời.