Những điều cần biết về đường
Các chuyên viên về khoa dinh dưỡng giải thích rằng nếu chúng ta ăn nhiều đường, nó sẽ được hấp thụ trực tiếp vào máu dẫn đến sự tăng đột ngột lượng insulin, tiết ra để xử lí “kẻ xâm nhập ngọt ngào”. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã tiêu thụ những catorier - rỗng”.
Đường cát trắng là một trong 3 chất độc trắng cùng với gạo trắng và muối tinh. Tuy nhiên không phải cứ ăn đường là có hại. Để hiểu thêm về đường chúng ta cần xét một số vấn đề liên quan.
Loại đường cát trắng chúng ta thường thấy trong bếp chính là đường sacarozo. Sacarozo bao gồm hai loại đường đơn là fructozo và glucozo. Sacarozo không phải là loại đường duy nhất, ngoài ra còn có nhiều loại khác như glucozo, fructozo và galactozo.
Đường đơn được tạo ra vào cuối quá trình tiêu hóa tinh bột có trong trái cây, ngũ cốc và rau củ. Trong sữa có chứa một loại đường có tên là lactozo (gồm glucozo và galactozo) hay còn gọi là “đường sữa”. Nhiều người gặp khó khăn trong việc hấp thụ loại đường này. Chúng ta có thể sử dụng đường glucozo như một dạng năng lượng đơn giản nhất.
Sau khi tinh bột được chuyển hóa thành đường đơn, tất cả các phân tử đường sẽ được hấp thu vào máu. Sau một cuộc hành trình đường được đưa đến gan để gan dự trữ dưới dạng glycogen hoặc được sử dụng làm năng lượng tùy nhu cầu của cơ thể.
Glycogen trong gan giống như tiền trong ngân hàng. Khi cơ thể cần một lượng calo như trong trường hợp kiệt sức sau phẫu thuật, bệnh hoặc khi không có thức ăn, con người sẽ sống nhờ vào nguồn glucogen dự trữ trong gan.
Não chỉ sử dụng đường đơn như một nguồn năng lượng duy nhất, nhiều người tin rằng không phải cá mà chính đường mới là thức ăn dành cho não.
Saccarozo có tự nhiên hầu hết ở các loại cây xanh và được sản xuất nhờ quá trình quang hợp.
Người ta không thể nào “không ăn đường, trừ khi ngừng ăn tất cả các loại trái cây, ngũ cốc và rau củ”.
Đường không phải là thức ăn có hại. Thực ra chỉ có chế độ ăn uống có hại, tức là trong đó có quá nhiều đường. Sử dụng đường tinh chế với một lượng nhỏ trong chế độ ăn hàng ngày sẽ không gây nên bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, mệt mỏi, suy nhược.
Đường có tác dụng làm cho đầu óc được tỉnh táo, bình tĩnh chống suy nhược. Có thể nhiều người còn sống sót cho đến ngày nay là do thích ăn những gì có vị ngọt hơn là vị đắng. Tổ tiên của chúng ta thường ăn các loại trái cây có vị ngọt do đó không bị đầu độc bởi cách loại trái cây có vị đắng (chứa nhiều chất độc).
Không có sự khác biệt giữa đường từ một quả táo với một quả chuối. Cơ thể con người không phân biệt đường từ nhiều nguồn khác nhau. Sự khác biệt duy nhất là các dưỡng chất khác, hiện diện trong hai loại quả. Tùy nhu cầu của cơ thể chọn loại quả nào mà bạn thích.
Ăn nhiều đường không gây ra bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường là do những tế bào thuộc tuyến tụy chịu trách nhiệm tiết ra insulin bị trục trặc.
Người ta có thể mắc bệnh tiểu đường vào độ tuổi trung niên khi các mô tế bào kháng cự lại tác động của insulin. Điều này tùy thuộc vào lối sống của từng người. Việc năng tập thể dục thể thao có thể giúp cho cơ thể sử dụng đường đúng mục đích. Đồ ngọt ít có hại hơn đồ ăn nhiều chất béo.