Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 11/06/2012 21:26 (GMT+7)

Những điểm lưu ý khi nuôi ARTEMIA

- Thả giống: Đây là yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ sống của Artemiavà sự phát triển của quần thể. Cần chọn trứng có chất lượng tốt, kích cỡ giống thả tốt nhất là giai đoạn I (400 - 500µm) vì ấu trùng giai đoạn này có sức chịu đựng cao với sự thay đổi của các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn,…so với các giai đoạn phát triển tiếp theo. Sau khi thả giống cần thường xuyên thu mẫu, quan sát hoạt động của ấu trùng để đánh giá tỷ lệ sống của ấu trùng trong ao nuôi và có hướng xử lý tiếp theo nếu số lượng con giống không đạt yêu cầu.

- Cấp nước cho ao nuôi: Do vùng ven biển nước có khả năng bốc hơi nhanh nên cần cấp nước thường xuyên. Nước cấp vào ao phải có độ mặn từ 90 – 120‰. . Cần định kỳ thay từ 30 – 50% lượng nước trong ao sau 45 – 60 ngày thả giống. Để đảm bảo môi trường sống tốt cho Artemia và sự phát triển của tảo Artemiatrong suốt quá trình nuôi.

- Bón phân gây màu nước: Nên bố trí ao bón phân gây màu riêng để cấp cho ao nuôi. Nên bón kết hợp cả 02 loại phân hữu cơ (phân gà: 500 – 1.000 kg/ha/tháng) và phân vô cơ (Urê: 50 – 100 kg/ha/tháng) để kích thích sự phát triển của tảo và thức ăn tự nhiên có trong ao trước khi dẫn nước sang ao nuôi. Màu nước lý tưởng cho ao nuôi là màu vàng nâu vì tảo khuê phát triển chiếm ưu thế. Tảo khuê có giá trị dinh dưỡng cao và là thức ăn tốt cho Artemia. Không nên sử dụng nước có màu xanh lá cây đậm vì đây là môi trường sống của các loài tảo Lam, nó có tiết ra độc tố, ảnh hưởng tới sự phát triển và giá trị dinh dưỡng của Artemia.

- Quản lý địch hại :Các loài cá tạp, tép tạp, copepoda cạnh tranh dinh dưỡng rất lớn với Artemia. Do đó, trong khâu chuẩn bị ao nuôi cần tát cạn, sên vét bùn đáy ao, bắt cá tạp, nước cấp vào ao cần phải qua lưới lọc. Trong quá trình nuôi cần đề phòng chim chóc ăn Artemia.

- Khi phát hiện thấy Artemiachậm lớn, đuôi dài, không tham gia sinh sản; nguyên nhân là do môi trường nuôi thiếu thức ăn, tảo phát triển ít nên không đủ năng lượng cho quá trình tái phát dục và đẻ trứng. Vì vậy, ngoài việc thay nước cần bổ sung chất dinh dưỡng thúc đẩy tảo phát triển trở lại, giúp Artemiahấp thu được đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Nếu trực tiếp bón phân gà vào ao nuôi, cần chú ý đến liều lượng và chất lượng phân sử dụng để tránh gây ô nhiễm nước ao nuôi.

- Đối với các biểu hiện thường gặp khác như Artemiachết hàng loạt, nổi đầu vào sáng sớm, có đốm đen hoặc đốm trắng trên thân…là do nhiệt độ và độ mặn không thích hợp, môi trường nước ao bị ô nhiễm, tảo phát triển dày đặc dẫn đến thiếu oxy về đêm. Cần tiến hành thu mẫu thường xuyên để quan sát và theo dõi hoạt động của Artemia, Artemiakhỏe mạnh bơi lội nhanh nhẹn, con cái trưởng thành mang trứng màu vàng nâu. Không nên sử dụng thuốc, hóa chất diệt muỗi, côn trùng xung quanh ao nuôi để tránh ảnh hưởng đến Artemia.

Thu mẫu kiểm tra tăng trưởng của Artemia

Nhìn chung, nghề nuôi Artemiahiện nay có vai trò rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu trứng bào xác trong nước và xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nuôi Artemiakhông quá phức tạp, bên cạnh các yếu tố thời tiết và vốn đầu tư, người nuôi cần phải có kinh nghiệm và sự hiểu biết nhất định để áp dụng kỹ thuật mới để có thể đạt được hiệu quả tối ưu./.


Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.