Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 29/09/2011 20:15 (GMT+7)

Những câu chuyện về kim loại vàng

Chính niềm đam mê vàng mà vua Midas đã suýt bị chết đói và khát, chỉ vì thần Dionysus đã ban cho vua ân huệ "chạm tay vào vật gì thì vật ấy hóa thành vàng lấp lánh". Và kết quả là thức ăn, nước uống trở thành… vàng không thể nhai được. Cũng như cái bồn tắm trong một khách sạn sang trọng của Nhật khiến cho nhiều ông bà phải đi tậu cả hàm răng giả vì muốn "đẽo" lấy chút vàng làm kỉ niệm.

Ai Cập được xem là nước giàu vàng nhất trong thế giới cổ đại. Các lăng tẩm, mộ của các nhà quyền quý, các pharaon rực rỡ trong ánh sáng vàng của đồ trang sức, của phù điêu, của đồ dùng. Nữ hoàng Semiramis xứ Assyria, theo truyền thuyết muốn được thần linh phù hộ, đã đúc một bức tượng nữ thần Rea nặng 250 tấn vàng, ngự tọa trên ngai vàng có hai con sư tử bằng vàng to tướng đứng làm vệ sĩ hai bên.

Những đồng tiền vàng đầu tiên xuất hiện khoảng 2.500 năm trước đây tại Lydia - phía tây Tiểu Á. Sau đó, các nước thuộc vùng Trung, Cận Đông cũng bắt đầu đúc tiền vàng - có nghĩa vàng cũng bắt đầu được sử dụng là thước đo giá trị. Thế là vàng bắt đầu được tìm đủ mọi cách để "đến phục vụ con người": nào là điều chế ra vàng từ "hòn đá triết lý" đến việc khai thác vàng, cướp bóc vàng.

Thời kì "giả kim thuật" đã kéo dài từ suốt thế kỉ thứ IV đến thế kỉ XVI khiến lịch sử hóa học là "Lịch sử đi bằng đầu".

Ngày nay, chỉ trong điều kiện khoa học kĩ thuật hiện đại, vàng mới có thể được tạo thành nhờ bắn phá hạt nhân của một số kim loại nặng.

Điều chế không được vàng, thế là loài người lao đi cướp bóc ở các nước châu Mỹ, đặc biệt là bọn thực dân Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha. Lịch sử còn nhớ mãi chuyện thành phố Cuzco giàu có của Peru có ngôi đền Mặt trời vàng bên cạnh khi vườn bằng vàng với biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật văn hóa đã bị đúc thổi chuyện về Tây Ba Nha hồi đầu những năm 30 của thế kỉ XVI.

Khỏi phải kể ra những ngôi đền đài hay trọng lượng của các bức tượng, bởi vì chỉ gây ra lòng tham của con người mà thôi. Chính vì người ta yêu quý vàng đến như vậy nên số phận của vàng thật vừa vinh quang lại vừa đau khổ như người "tù chung thân".

Vởi kịch "Lão hà tiện" của Moliere hay "Cugenie Grandet" của Banzac đã mô tả về lòng tham tới tức cười của những lão già tích trữ vàng một cách mù quáng, bán rẻ cả lương tâm và tình cảm mà chẳng biết giữ vàng để làm gì.

Ngày nay, vàng - nếu là tài sản quốc gia thì ngay lập tức, sau khi moi khỏi lòng đất đã bị con người giam cầm ngay trong các tủ sắt kiên cố hay trong các hầm ngầm được canh giữ cẩn thận. Từ đây, vàng sẽ đi vào các nhà máy, phòng thí nghiệm, đặc biệt là trong việc chinh phục không gian vũ trụ, y học, nghệ thuật…

Vàng với tính chất ưu việt của nó, luôn luôn là đối tượng tìm tòi, nghiên cứu, ứng dụng của mọi thời đại. Và hiện nay, công cụ trục vớt các con tàu đắm ngoài đại dương vẫn đang nóng bỏng và sôi động. Thành ngữ "quý như vàng" vẫn rất thông dụng.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.