Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 24/12/2009 18:49 (GMT+7)

Nhận diện cao biền (tiếp theo)

Những truyền thuyết mạo danh Cao Biền của các nhà phong thuỷ Việt Nam .

Khi Đạo giáo phát triển rộng lan xuống phía Nam, có những tín đồ lợi dụng uy danh của Cao Biền để đề cao Đạo giáo, nhất là đề cao phép thuật và thuật phong thuỷ:

Đá trấn yểm của Cao Biền ở Phù Cát (Bình Định).


Ở Phù Mỹ, đường đi Đề Gi có một cụm núi nhỏ, cách đó không xa, lại có một hòn đá lớn nổi lên rất ngộ nghĩnh. Theo truyền thuyết thì đó là nơi Cao Biền đã dụng phép trấn yểm thuở xưa.

Mả Cao Biền ở Phú Yên.

Đấy là một độn cát nơi chân núi gần biển. Độn cát không lớn lắm, nhưng không bao giờ san bằng được, bốn mùa gió cát lại vun lên. Vì có thuật địa lý giỏi, Cao Biền đã tìm một nơi bốn mùa cát vun thành gò lớn để “trấn yểm” nên dân trong vùng có câu:

Ngó lên núi cả thấy mả Cao Biền.

Thấy đôi chim nhạn đang chuyền nhành mai.

Xin lưu ý rằng khi Cao Biền làm thái thú ở Giao Châu, lãnh thổ thuộc nhà Đường chỉ đến Quảng Nam, chưa đến Quảng Ngãi chứ chưa nói đến tận Phú Yên, vì từ đó trở vào thuộc Vương quốc Chămpa. Vùng đất này từ năm 192 đến năm 605 được gọi là Lâm Ấp, khởi đầu cho giai đoạn lịch sử Chămpa độc lập, trong sử sách Trung Quốc trước năm 859 gọi vương quốc này là Hoàn Vương, sử ta gọi là Chiêm Thành.

Thơ của Cao Biền ở Bắc Ninh.

Bài thơ bằng chữ Hán, “tương truyền” là của Cao Biền viết về thế đất (theo thuyết phong thủy) của ngôi mộ tổ họ Đỗ tại xã An Bình huyện Thuận Thành như sau:

Phiên âm Hán Việt:

Gia Định, Bình Ngô, hình thế bất cô.

Thần Đồng tiền lập, quỷ sứ hậu phù,

Sĩ khôi thiên hạ, danh bá hoàng đô.

Đãn hiềm sơn xạ, khước kỵ thuỷ tù,

Khủng đa phi luỵ, chung hãm phi cô.

Dịch nghĩa:

Đất Gia Định, Bình Ngô, hình thế khéo điểm tô.

Thần đồng đứng trước trực, quỷ sứ đứng sau hầu.

Học đỗ đầu thiên hạ, tiếng lừng lẫy hoàng đô.

Nhưng hiềm có đường phạm, và sợ có nước tù.

Hay tai bay vạ gió, không lỗi mà phải lo

Không dám lạm bàn về lý thuyết phong thuỷ, cũng không có ý định mổ xẻ những luận đoán đúng sai của bài thơ về thế đất của mộ tổ họ Đỗ, càng không có ý định hướng theo câu ca xưa “hòn đất mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn”, chúng tôi chỉ muốn tìm lời giải cho câu hỏi: tác giả bài thơ này là Cao Biền hay của một kẻ mạo danh nào khác?

Xin hãy chú ý đến những địa danh “Gia Định, Bình Ngô” trong câu thứ nhất:

Gia Định, Bình Ngô, hình thế bất cô.

Tìm trong sử sách: Xã An Bình (nơi có mộ tổ họ Đỗ) nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, thời các vua Hùng vùng đất này nằm trong bộ lạc Dâu (gần thành Luy Dâu­ (1)xưa); đến thời Bắc thuộc lần thứ II (43-544 sau CN) có tên là Long Ngô Động thuộc đất Gia Định, nằm trong phủ Thuận An; mãi đến năm 1469 thời Lê Thánh Tông, niên hiệu Quang Thuận (1460-1469) mới có tên là “xã Bình Ngô, tổng Bình Ngô, huyện Gia Định, phủ Thuận Thành”. Như vậy những địa danh “Gia Định, Bình Ngô” chỉ có thể xuất hiện sau năm 1469.

Và đây, xóm Ngo Giữa của thôn Bình Ngô hiện có đền Bình Ngô, một di tích lịch sử cấp quốc gia. Đền thờ Tổ nước (có Hồng Bàng phả), được xây dựng từ năm Vĩnh Tộ thứ 8 (Lê Thần Tông – 1627), qua nhiều lần trùng tu, hiện vật còn lại rất cổ kính, trong đền có hai bức hoành phi “Cổ Long Động” và “Ngô Động Hiển Linh”, ở cổng (tam quan) có 2 đôi câu đối, một câu ở hai bên cổng tả hữu ghi như sau:

Phiên âm Hán Việt:

Long Ngô Động thiên thu hiển hách.

Văn Miếu Bình vạn cổ anh linh.

Dịch nghĩa:

Long Ngô Động nghìn thu rạng rỡ.

Văn miếu An Bình muôn đời chói lọi khí thiêng.

Như ta đã biết, Cao Biền cai trị xứ này từ năm Hàm Thông thứ 7 (866) đến năm  Càn Phù thứ 2 (875), tức là vào cuối thế kỷ thứ IX. Bài thơ trên nếu đúng là của Cao Biền thì lúc nhìn thấy mảnh đất Long Ngô Động ông chỉ có thể phán: “… nơi này 600 năm nữa sẽ có tên là Gia Định, Bình Ngô” khi đang “cưỡi trên diều giấy”!

Thật quá hoang đường! Vì tự nhiên luôn luôn biến đổi “bãi bể nương dâu”, “vật đổi sao dời”, “nước chảy đá mòn”… Các nhà phong thuỷ bao giờ cũng đi “thực địa”, có nhìn thấy hiện trạng của thế đất mới đánh giá “tốt”, “xấu”… Có lẽ nào thầy địa lý siêu hạng như Cao Biền lại ấu trĩ đến mức đánh giá một thế đất của 600 năm sau! Vả lại nếu Cao Biền luận đoán tương lai giỏi đến thế thì sao mới rời quận Giao Châu về nước “nhận nhiệm vụ khác” được 12 năm (875-887) đã “bị bộ tướng là Tất Sư Đạc giết”!

Rõ ràng bài thơ này không phải của Cao Biền và cũng chẳng có yếu tố gì mang bóng dáng Cao Biền. Không nghi ngờ gì nữa, bài thơ này chỉ có thể là sản phẩm sau năm 1469 (thế kỷ thứ XV) của các nhà phong thuỷ Việt Nam . Nhưng vì sao phải mạo danh Cao Biền. Phải chăng người ta muốn lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của dân chúng, mỗi khi nghe “các thầy Tàu đã phán” là nhất tề bái phục. Vả lại, một khi ông chúa trùm phong thuỷ của các thầy Tàu là “Cao Biền đã nói” thì … cứ gọi là “chắc như đinh đóng cột”!

Cao Biền, một quan “toàn quyền” năng nổ và thâm hiểm – vượt trên tất cả các Thái thú khác – của phương Bắc. Về cuối đời, Cao Biền càng tin vào phép thuật thần tiên, trọng dụng thuật sĩ là Lã Dụng Chi làm lòng quân ly tán. Năm Trung Hoà thứ 5 (885), Cao Biền tạo phản ở Dương Châu. Năm Quang Khải thứ 3 (887), Đường Hy Tông (Lý Hoàn) cử Tuyên Châu Quan Sát Sứ là Tần Ngạn, trợ chiến với Tất Sư Đạc phá Dương Châu, Cao Biền bị Tần Ngạn và bộ tướng là Tất Sư Đạc giết chết.

Dưới bàn tay một mãnh tướng, một nhà phong thuỷ, một tông đồ của Đạo Giáo, chính sách cai trị nước ta của ông rất hiểm độc: “Dùng sức mạnh, đồng thời lợi dụng thần quyền và tâm linh” hòng khuất phục dân ta. Đáng tiếc có người Việt vô tình đã là tòng phạm trong mưu đồ này.

Những công lao của ông trong việc thực hiện ý đồ bành trướng, bá quyền ở Giao Châu dám chắc được các sử gia phương Bắc đánh giá cao. Thời nay cũng không loại trừ người phương Bắc không lợi dụng tàn dư này để thực hiện mưu đồ vốn rất thâm hiểm của họ.

CHÚ THÍCH:

(1) Thành Luy Dâu xưa, nay là thôn Khương Tự, còn gọi là làng Dâu thuộc địa phận Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh. Hiện còn một phần tường thành, hào nước bao quanh thành (cách tam quan chùa Dâu chừng 300m về phía bắc)

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.