Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 23/03/2007 23:29 (GMT+7)

Nhà máy nhiệt điện Thăng Long 300 MW

Ba thành viên sáng lập Công ty cổ phần Ximăng Thăng Long là Tổng Công ty lắp máy Việt Nam, Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Hà Nội (Geleximco) và Công ty lắp máy và xây dựng 69-3 (Lilama 69-3) nhận thấy địa điểm xây dựng nhà máy nhiệt điện 50MW rất phù hợp cho một nhà máy nhiệt điện lớn hơn, vì vậy đã mạnh dạn đề xuất với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cho phép xây dựng tại đây nhà máy nhiệt điện Thăng Long 300MW, đưa vào vận thành thương mại vào năm 2011 – 2013.

Tổng mức đầu tư dự án là 331.427.646USD (5.302.842 tỷ đồng), suất đầu tư 1.105 USD/kW. Dự kiến giá thành sản xuất điện 4.168 cent/kWh.

Nhà máy chọn loại lò hơi lớp sôi với cấu hình 2 lò - 1 tuabin - 1 máy phát điện. Lò hơi đốt than 6B – VD là loại than xấu nhất được sử dụng cho nhà máy nhiệt điện hiện nay. Nhiệt trị của than nhỏ hơn 4.000 kcal/kg hàm lượng tro tới 41,3%, chất bốc theo mẫu làm việc chỉ có 3,2%, còn tùy theo mẫu cháy là 6,37%, nghĩa là thuộc loại than rất khó cháy.

Lò hơi CFB thuộc loại có bao hơi, tuần hoàn tự nhiên, có quá nhiệt trung gian; Năng suất hơi quá nhiệt 485t/h, hiệu suất lò hơi 86,9%, khử mùi lưu huỳnh trực tiếp trong buồng đốt bằng đá vôi; trang bị hệ thống lọc bụi tĩnh điện đảm bảo nồng độ bụi trong khói thải nhỏ hơn 100mg/Nm 3, ống khói có chiều cao 150m.

Tuabin kiểu ngưng hơi có quá nhiệt trung gian, cửa trích hồi nhiệt, công suất định mức 300MW, thông số hơi mới 169kG/cm 2, nhiệt độ quá nhiệt 538 0C…

Như đã nói ở trên, tuy nhà máy nhiệt điện Thăng Long chưa được ghi tên trong các quy hoạch phát triển điện của Nhà nước, nhưng lại là nhà máy sử dụng than xấu đặt gần khu mỏ nên đã có ưu thê vượt trội trong việc cân đối cung cấp các loại than của Tập doàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam .

Với công suất 300MW, vận hành 6.000 giở, hằng năm nhà máy nhiệt điện Thăng Long tiêu thụ 963 nghìn tấn than và thải ra khoảng 450 nghìn tấn xỉ. Lượng cácbon chưa cháy hết trong tro của lò lớp sôi tuần hoàn thấp (trong khi lượng cácbon này trong tro của than phun chiếm 10%) mở ra triển vọng khả thi trong việc nghiên cứu sử dụng tro xỉ làm chất phụ gia cho ximăng. Điều này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho 2 nhà máy điện – ximăng nằm cạnh nhau và có chung một chủ đầu tư.

Mặt khác, sự xuất hiện của nhà máy nhiệt điện Thăng Long vào thời điểm năm 2012 - 2013 sẽ là rất hợp lý mang lại các lợi ích quan trọng sau đây:

- Nhà máy điện Thăng Long do Công ty cổ phần Thăng Long làm chủ đầu tư phù hợp với chủ trương của Nhà nước về đa dạng hóa hình thức đầu tư và kinh doanh cung cấp điện, phù hợp với chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn - 2010, định hướng đến 2020.

- Theo chương trình phát triển nguồn điện trong dự thảo Quy hoạch điện VI, ngoài các địa điểm NMNĐ than đang được xây dựng và nằm trong quy hoạch như Hải Phòng, Quảng Ninh, Uông Bí, Cẩm Phả, Mông Dương, Mạo Khê, cần nghiên cứu thêm các địa điểm mới để xây dựng trêm 6.000MW nhiệt điện than đưa vào quy hoạch đến năm 2025. Do việc tìm thêm địa điểm xây dựng NMNĐ ngày càng khó khăn, cho nên việc xây dựng NMNĐ Thăng Long rất phù hợp với quy hoạch lâu dài.

- Việc sử dụng công nghệ lò lớp sôi tuần hoàn cũng là giải pháp công nghệ tốt cho vấn đề giảm ô nhiễm khí thải ra môi trường nhờ giảm được lượng phát thải NO xvà SO xso với các nhà máy điện dùng lò than phun.

- Sẽ giảm bớt gánh nặng về đầu tư các dự án nguồn điện cho Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN). Để đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng nhanh trong giai đoạn từ nay đến 2015, trung bình hàng năm EVN cần khoảng 1,9 tỷ USD để phát triển nguồn điện; nay nhà máy nhiệt điện Thăng Long đầu tư khoảng 350 triệu USD, có thể coi là một số tiền đáng kể bổ sung cho EVN.

- 300MW của nhà máy nhiệt điện Thăng Long sẽ là nguồn dự phòng lớn trong trường hợp một trong các dự án nguồn điện khác vì lý do nào đó bị chậm tiến độ xây dựng vào thời điểm 2011 - 2013. Điều này rất khó tránh khỏi đối với các dự án xây dựng ở nước ta nói chung và xây dựng nhà máy điện nói riêng. Ngoài ra, nếu mức tăng trưởng phụ tải của nước ta cao hơn (đến 17%/năm) thì không những phải đưa nhiệt điện Thăng Long vào vận hành mà còn phải đầu tư xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện Mạo Khê II (200MW), Cẩm Phả III (270MW)...

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.