Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 06/02/2012 22:37 (GMT+7)

Nhà khoa học kiệt xuất Lê Quý Đôn

Ông là cây đại thụ trong học thuật và trong lịch sử văn hoá dân tộc ông là nhà bác học vĩ đại.

Lê Quý Đôn tự Doãn Hậu, hiệu là Quế Đường, nguyên tên ông là Lê Danh Phương, sinh ngày 5/7 năm Bính Ngọ (1726) ở phường Bích Câu, Thăng Long, lúc cha ông đang làm quan ở Kinh đô.

Từ lúc sinh ra đến 2 tuổi tướng mạo Lê Quý Đôn đã khác hẳn những đứa trẻ cùng trang lứa.

Thân phụ Lê Quý Đôn là Lê Trọng Thứ, người làng Diên Hà, huyện Hưng Hà, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), đỗ tiến sĩ năm Bảo Thái thứ 5 (1724), làm quan đến Hình bộ thượng thư được phong tước hầu.

Khi Lê Quý Đôn 5 tuổi phụ thân đưa về quê nhà, năm 11 tuổi lại đón lên Kinh Đô, rèn cặp và tầm sư học đạo.

Lê Quý Đôn nổi tiếng thần đồng từ nhỏ. Ông có trí nhớ phi phàm, 11 tuổi mỗi ngày thuộc lòng mươi trang sử, truyện và 14 tuổi học hết Tứ thư, Ngũ Kinh, Sử, Truyện và cả Bách gia chư tử, trong một ngày làm được mươi bài thơ và bài phú, không cần viết nháp không cần nghĩ nhiều.

Năm 1744, Lê Quý Đôn đi thi Hương đậu giải Nguyên. Năm 1752, ông thi Hội đỗ đầu, thi Đình cũng đỗ đầu Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhị danh (thường gọi là Tam nguyên Bảng nhãn Lê Quý Đôn).

Ông được bổ nhiệm chức Thủ thư ở Hàn lâm viện, được sung vào Viện Quốc sử. Năm 1753 - 1756, ông phụng mệnh triều đình kinh lý Trấn Sơn Nam, phát hiện trừng trị 6, 7 viên quan tham nhũng.

Tháng 8/1756, ông tham gia diệt cuộc phản loạn của Hoàng Công Chất thắng lợi, được thăng chức Thị giảng Viện Hàn Lâm (1757).

Năm thứ 21 Cảnh Hưng (1760), Thái Thượng Hoàng (Lê Ý Tông) mất, triều đình sai sứ bộ do Trần Duy Mật làm chánh sứ, Lê Quý Đôn làm phó sứ sang báo tang và dâng lễ cống.

Năm 1761, sứ bộ đến Bắc Kinh nhập cận yết kiến Hoàng đế. Lúc bấy giờ những nho thần nhà Thanh và nhiều vị ở Hàn lâm viện, Đô sát viện nghe tiếng Lê Quý Đôn đến sứ quán thăm hỏi, sau đó có cả sứ thần Triều Tiên.

Trong chuyến đi sứ Trung Hoa, ông đã đưa các tác phẩm Quần thư khảo biện, Thánh mô hiền phạm lục và tập thơ Tiêu tương bách vịnh của ông cho các nho thần danh tiếng nhà Thanh cùng các sứ thần Triều Tiên xem và đề tựa, họ đều khâm phục và coi ông là bậc "Thạc học phương nam".

Họ đánh giá Lê Quý Đôn là người dám "lật lại, xét lại những mẫu mực cách ngôn, danh ngôn của bậc thánh hiền đã thành nếp" dám phá đi những điểm sai lầm đã thành thói quen lâu ngày "Trạng nguyên Triều Tiên Hồng Khải Hy khẳng định "Thật là kiến thức rất mực vượt lên nghìn đời".   

(còn nữa)

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.