Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 31/01/2025 21:36 (GMT+7)

Khám phá Công viên Di sản các Nhà khoa học Việt Nam

Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam không chỉ là điểm đến học tập tìm hiểu khoa học mà còn là không gian vui chơi giải trí.

tm-img-alt

Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tọa lạc tại xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình; có diện tích gần 30 ha với các phân khu chính: Không gian trưng bày di sản, không gian lưu trú ẩm thực, khu vực giáo dục kỹ năng sống STEM và khu giải trí công viên.

tm-img-alt

Ngay khi bước vào cổng, Công viên Di sản khiến người đến tham quan bất ngờ bởi không gian rộng lớn, thiên nhiên tươi xanh, rực rỡ. Đó là khu với hơn 500 loài hoa, nhiều loại cây cảnh và tiểu cảnh có những hình dáng khác nhau, hoặc khu rừng với khoảng 200 loài gỗ quý và cả những khu nghỉ dưỡng sang trọng, gần gũi thiên nhiên.

tm-img-alt

Mỗi công trình giống một tác phẩm nghệ thuật với kiến trúc độc đáo, như tòa nhà hình quyển sách, hình con bướm, hình bọ rùa; cây cầu lát đá gắn với bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Tại đây có khu nhà biểu diễn múa rối nước và các trò chơi mang đậm văn hóa Mường…

tm-img-alt

Toà nhà Quyển sách được xem là “trái tim” của Công viên Di sản các Nhà khoa học Việt Nam; Được thiết kế giống hình một cuốn sách đang mở ra cùng bao tri thức gợi mở, kiến trúc khiến nhiều người háo hức, tò mò, muốn khám phá hàng triệu tư liệu hiện vật, hàng vạn di sản phi vật thể và vật thể gồm các hiện vật, bút tích, sách, nhật ký, thư và nhiều vật dụng cùng các câu chuyện ký ức của gần 2.000 nhà khoa học Việt Nam trong thế kỷ XX với những thành tựu khoa học tiêu biểu như: GS Tôn Thất Tùng, GS Trần Đại Nghĩa, GS Hồ Đắc Di …

tm-img-alt

Tòa nhà có 5 tầng và mỗi tầng là những không gian thú vị khác nhau. Trong đó, ấn tượng nhất là tầng 2 với 3 phòng triển lãm, trưng bày các hiện vật, di sản của các nhà khoa học Việt Nam gồm: Phòng trưng bày theo yêu cầu với 66 tài liệu, hiện vật của nhà khoa học, PGS.TS Lê Văn Truyền; phòng trưng bày triển lãm “Thẳm sâu trong từng kỷ vật” với hơn 100 tài liệu, hiện vật của 100 nhà khoa học thuộc các lĩnh vực của Việt Nam…

tm-img-alt

Các hiện vật được trưng bày theo 3 chủ đề: Học tập, lập thân, lập nghiệp; đóng góp, cống hiến, hy sinh; tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương. Ngoài ra, có phòng trưng bày, lưu trữ những tác phẩm được vinh danh Giải thưởng Hồ Chí Minh của nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ nổi tiếng.

tm-img-alt

Tham quan bảo tàng của công viên, các bạn trẻ sẽ được gợi mở, đánh thức tinh thần tự giác trong học tập và tìm hiểu về nền khoa học Việt Nam qua từng giai đoạn phát triển.

tm-img-alt

Dạo một vòng quanh công viên sẽ không khó nhận ra những điểm tham quan độc đáo. Đó là nhà sàn Di sản, nơi tìm hiểu không gian văn hóa các dân tộc. Đó cũng có thể là tòa tháp Chăm độc đáo, là bàn cờ ven suối, hoặc cầu thép Quy Hợp.

tm-img-alt

Bước dạo bộ trên cây cầu được xây dựng mô phỏng hình ảnh Khuê Văn Các, các bạn trẻ yêu Hóa học sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhận thấy 118 nguyên tố hóa học theo bảng tuần hoàn Mendeleev và vòng tuần hoàn của nước được bố trí hai bên lề bộ hành

tm-img-alt

“Tới Công viên Di sản, tôi được biết thêm nhiều điều về các nhà khoa học nổi tiếng của đất nước mình. Được tận mắt chiêm ngưỡng những tài liệu, hiện vật gắn bó với cuộc đời, sự nghiệp của các nhà khoa học và nghe các thuyết minh viên giới thiệu, tôi càng thêm cảm phục, biết ơn vì những đóng góp to lớn của họ cho nền khoa học, giáo dục và nhiều chuyên ngành khác của nước ta”, chị Nguyễn Phương Hà, quận Thanh Xuân, Hà Nội chia sẻ.

tm-img-alt

“Với sứ mệnh đặc biệt là "không gian di sản các nhà khoa học", những di sản vô giá này đã được các chuyên gia của MedGroup dành hơn 10 năm tỉ mỉ thu thập qua những cuộc gặp mặt trực tiếp với các nhà khoa học, cộng sự và người thân của họ cũng như các nhân chứng.

tm-img-alt

Một phần kí ức, kỷ vật và tài liệu của các nhà khoa học đã được tổng hợp thành sách hoặc được trưng bày tới công chúng bên trong Tòa nhà Quyển sách. Phần còn lại vẫn trong quá trình xử lý, bảo quản cẩn mật, sẵn sàng phục vụ các hoạt động khai thác, nghiên cứu. Không quá khi nói rằng đây chính là ngôi nhà thứ hai của không ít các nhà khoa học nổi tiếng Việt Nam, những những giá trị khoa học, đạo đức, ý chí được gìn giữ và phát huy cao nhất”, ông Bùi Thanh Hoá, Giám đốc Công viên Di sản các Nhà khoa học Việt Nam chia sẻ.

Xem Thêm

Nâng cao chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán
Sáng ngày 20/6/2025, Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam (VACPA) phối hợp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) tổ chức hội nghị trực tuyến “Tuân thủ pháp luật chứng khoán và lưu ý các sai sót trong lập báo cáo tài chính”.
Tính chiến lược và lợi ích thực tiễn khi sáp nhập Liên hiệp hội Phú Yên và Đắk Lắk
Việc sáp nhập Liên hiệp hội Phú Yên với Liên hiệp hội Đắk Lắk là bước đi phù hợp với chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy hiệu quả nguồn lực, thúc đẩy hợp tác phát triển KHCN giữa hai địa phương, đây là hướng đi chiến lược, phù hợp xu thế hội nhập và phát triển đất nước.
GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng qua đời
Theo thông tin từ gia đình, GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng, nguyên PCT Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam qua đời do bệnh nặng, hưởng thọ 89 tuổi.
KHỞI NGUỒN CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh có biết bao sự kiện quan trọng gắn liền với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến sự ra đời của Báo “Thanh Niên”, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Cách mạng Thanh niên đồng chí Hội.
Đưa Thái Bình trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển giống lúa chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến
Ngày 18/6, tại Thái Bình, LHHVN phối hợp cùng Hội Giống cây trồng Việt Nam và Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo “Phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao”. Chủ trì Hội thảo có GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, ThS. Phạm Thị Bích Hồng - Phó Trưởng Ban Phổ biến kiến thức LHHVN và TS. Trần Thị Hòa - Chủ tịch LHH tỉnh Thái Bình.

Tin mới

Nâng cao chất lượng thông tin trên thị trường chứng khoán
Sáng ngày 20/6/2025, Hội Kiểm toán viên hành nghề của Việt Nam (VACPA) phối hợp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) tổ chức hội nghị trực tuyến “Tuân thủ pháp luật chứng khoán và lưu ý các sai sót trong lập báo cáo tài chính”.
Tính chiến lược và lợi ích thực tiễn khi sáp nhập Liên hiệp hội Phú Yên và Đắk Lắk
Việc sáp nhập Liên hiệp hội Phú Yên với Liên hiệp hội Đắk Lắk là bước đi phù hợp với chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy hiệu quả nguồn lực, thúc đẩy hợp tác phát triển KHCN giữa hai địa phương, đây là hướng đi chiến lược, phù hợp xu thế hội nhập và phát triển đất nước.
Đội ngũ trí thức góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2025-2030
Sáng ngày 21/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Thuận tổ chức Hội thảo “Góp ý góp dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, nhiệm kỳ 2025 – 2030” với sự tham dự của các đại biểu nguyên là lãnh đạo tỉnh, các chuyên gia, đội ngũ trí thức của tỉnh.
GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng qua đời
Theo thông tin từ gia đình, GS.TSKH Nguyễn Hữu Tăng, nguyên PCT Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam qua đời do bệnh nặng, hưởng thọ 89 tuổi.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.
KHỞI NGUỒN CỦA BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM
Trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh có biết bao sự kiện quan trọng gắn liền với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trong đó phải kể đến sự ra đời của Báo “Thanh Niên”, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Cách mạng Thanh niên đồng chí Hội.
Đưa Thái Bình trở thành điểm sáng của cả nước về phát triển giống lúa chất lượng cao bằng công nghệ tiên tiến
Ngày 18/6, tại Thái Bình, LHHVN phối hợp cùng Hội Giống cây trồng Việt Nam và Liên hiệp Hội tỉnh Thái Bình tổ chức hội thảo “Phát triển công nghệ sản xuất giống lúa chất lượng cao”. Chủ trì Hội thảo có GS.VS. Trần Đình Long - Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, ThS. Phạm Thị Bích Hồng - Phó Trưởng Ban Phổ biến kiến thức LHHVN và TS. Trần Thị Hòa - Chủ tịch LHH tỉnh Thái Bình.
Liên hiệp Hội Việt Nam làm việc với UBND tỉnh Sơn La
Ngày 17/6/2025, Đoàn công tác Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) do TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch LHHVN làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Sơn La về đẩy mạnh hoạt động các tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) trực thuộc LHHVN trên địa bàn tỉnh.
Trung tâm SRD phát động trồng rừng phủ xanh tương lai
Sáng ngày 16/6, tại bản Ta Khoang, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) phối hợp với các cơ quan, tổ chức địa phương đã long trọng tổ chức Lễ phát động chiến dịch trồng rừng phủ xanh tương lai, hưởng ứng Ngày Quốc tế chống Sa mạc hóa và Hạn hán (17/6).
An Giang: 25 giải pháp của Hội thi Sáng tạo kỹ thuật được vinh danh
Ngày 14&15/6, tại TP. Long Xuyên, Hội đồng Giám khảo Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV (năm 2024–2025) đã tổ chức chấm chọn vòng chung khảo với sự tham gia của các chuyên gia đến từ các sở, ban, ngành cấp tỉnh, doanh nghiệp, giảng viên Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng Nghề An Giang cùng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Đồng Tháp: Lan tỏa tinh thần sáng tạo trong Thanh Thiếu niên, Nhi đồng
Sáng ngày 16/6, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên, Nhi đồng tỉnh đã tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi lần thứ 18, năm 2025. Tham dự có Thường trực Ban Tổ chức Cuộc thi; đại diện lãnh đạo các sở ngành Tỉnh, UBND các huyện, thành phố; quý thầy cô giáo và các học học sinh.