Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 27/04/2011 18:31 (GMT+7)

Nhà khoa học “3 nhất”

Bắt đầu từ con ngan

Sinh ra ở một vùng quê nghèo thuần nông xứ Thanh, lớn lên cùng những cánh đồng lúa, như một mối lương duyên, gần như cả cuộc đời nghiên cứu khoa học đến nay đã tròn 26 năm, PGS. TS Lê Thị Thúy gắn bó với các đề tài về nông nghiệp, về con ngan, con lợn… Trong suốt 26 năm qua, lặn lội khắp các trường đại học, viện nghiên cứu lớn của Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Australia và Ý, đặt chân đến khắp các vùng quê đất Việt, người phụ này đã kịp “tích góp” cho gia tài khoa học của mình 22 đề tài cấp bộ và cấp Nhà nước, 104 công trình khoa học đã công bố trong và ngoài nước… “Công trình nào cũng ghi dấu ấn trong hành trình nghiên cứu của tôi. Bắt đầu là những nghiên cứu về con ngan Việt Nam và sau đó là một loạt các công trình liên quan đến công tác khôi phục, bảo tồn các giống vật nuôi quý của bản địa như gà Hồ, lợn Mán… không chỉ về mặt di truyền mà còn cả vấn đề bản sắc văn hóa dân ộc và phát triển công nghệ phôi”, bà Thúy nói.

Khó có thể kể hết những “mốc son” trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của PGS. TS Lê Thị Thúy, nhưng có lẽ tên tuổi của bà đã gắn liền với “ba cái nhất” dưới đây: cán bộ khoa học nông nghiệp đầu tiên nghiên cứu toàn diện về con ngan Việt Nam; được Ngân hàng Gen thế giới công nhận độc quyền quản lý việc sử dụng 29 đoạn gen có liên quan đến chất lượng thịt lợn và sữa bò, làm cơ sở cho ứng dụng chọn lọc giống nhanh; người duy nhất tại Việt Nam ứng dụng thành công nghiên cứu công thức và tự pha chế được dung dịch chiết tách AND thay thế nguồn nhập khẩu đắt tiền.

“Nhà khoa học “sướng” nhất là “những đứa con” do mình “đẻ” ra, được áp dụng vào thực tế cuốc ống, đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế - xã hội”, bà Thúy tâm sự. Trong thực tế, hạnh phúc đã nhiều lần mỉm cười với bà. 20 năm về trước, cả nước chỉ có khoảng 3 triệu con ngan vì người tiêu dùng chưa ưa chuộng thịt ngan. Nhận thấy ở các nước, việc nuôi ngan rất phát triển, đem lại lợi ích kinh tế cao, bà đã chọn việc khảo sát đặc điểm của ngan miền Bắc và tính năng sản xuất làm đề tài cho luận văn thạc sỹ cho mình, sau đó tiếp tục phát triển thành luận văn tiến sỹ. Phần thưởng lớn nhất cho những công trình này không phải là giải thưởng “Bông lúa vàng” và kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xanh Việt Nam”, mà sự kiện con ngan đã được công nhận chọn tạo đạt chuẩn, đưa vào giữ giống gốc quốc gia, con ngan được chú ý đến nhiều hơn và đến nay đàn ngan của cả nước ước trên 13 triệu con .

Bén duyên với những “lần đầu tiên”

Bà Thúy cũng vinh dự là một trong những nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam thành công trong lĩnh vực nghiên cứu về chọn lọc nhân tạo giống bòsữa cao sản. Bà và các cộng sự đã làm nên dấu ấn “lần đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công xác định giới tính của phôi trứng được thụ tinh trong ống nghiệm, cấy truyền vào bò mẹ sinh sản đểsinh ra được bê cái nuôi dưỡng thành bò sữa”. Phương pháp cấy truyền hợp tử này đã tiết kiệm được chi phí lón trong chăn nuôi tập trung và chăn nuôi hộ gia đình, do bò mẹ thụ thai đồng loạt và sauthời gian mang thai trên 9 tháng sinh được bê cái.

Suốt 10 năm, từ 2000 - 2010, bà liên tục được cử làm chủ trì và thực hiện các nghiên cứu về gen, xác định giới tính, chọn lọc giống bàng công nghệ sinh học ở tôm càng xanh, ngựa, lợn, bò sữa và gà. Kết quả cho đến nay đã xác định được 85 đoạn gen liên quan đến tính trạng kinh tế quan trọng: sữa, thịt, năng suất sinh sản của giống lợn, bò, gà nuôi tại Việt Nam. Lần này, PGS. TS Thúy lại ghi một dấu ấn đậm nét trong sự nghiệp nghiên cứu của mình: là cán bộ khoa học đầu tiên của Việt Nam được ngân hàng Gen thế giới công nhận độc quyền quản lý việc sử dụng 29 đoạn gen có liên quan đến chất lượng thịt lợn và bò sữa, làm cơ sở cho ứng dụng chọn lọc giống nhanh. Bà cũng là người duy nhất tại Việt Nam ứng dụng thành công nghiên cứu công thức và tự pha chế được dung dịch Lysis buffer để chiết tác ADN, có giá thành chỉ 4.800 đồng/ mẫu, rẻ hơn nhiều so với nhập khẩu (30 ngàn đồng/ mẫu), tiết kiệm cho phòng thí nghiệm của Viện Chăn nuôi quốc gia hàng trăm triệu đồng. Kết quả này ứng dụng trong các phòng thí nghiệm sinh học tại Việt Nam có thể tiết kiệm hàng tỉ đồng.

Không chỉ nổi tiếng với “những cái nhất” vang dội nêu trên, PGS. TS Thúy còn được biết đế như một nhà bảo tồn các nguồn gen quý hiếm của nước nhà. Bà Thúy tiếp tục “ghi điểm” với việc giữ quỹ gen giống lợn ỉ, phục hồi giống lợn này trong các nông hộ và lai tạo, nhân giống ra các tỉnh miền Trung; khôi phục, bảo giống gà Hồ, lợn Mán, bò vàng, bò Mèo… “Chúng ta giàu có về đa dạng sinh học nhưng nếu không kịp thời có những hoạt động bảo tồn, nhân rộng thì các giống bản địa quý hiếm sẽ biến mất mãi mãi, không thể lấy lại được nữa. Tôi hy vọng, nỗ lực của mình sẽ góp một phần nhỏ nhoi vào nỗ lực bảo vệ nguồn gen quý của đất nước trong thời mở cửa, sự giao lưu buôn bán diễn ra ngày càng rộng mở”, bà Thúy nói.

Sự “giàu có” của nhà khoa học

Cũng vì mong muốn những công trình của mình không bị đút vào ngăn kéo, rồi để mặc cho bụi thời gian phủ mờ, nhiều năm qua, bà đã đặt chân đến khắp các vùng quê trên dải đất hình chữ s, từ những bản làng xa xôi trên miền núi phía Bắc, đến các làng xã ở miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long… để chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân. Bà tâm sự: “Phụ nữ làm khoa học đã khổ, nhưng nghiên cứu về nông nghiệp còn vất vả hơn nhiều. Không đi xa thì không làm được đề tài, càng về vùng sâu vùng xa thì càng có cơ hội tìm thấy những nguồn gen quý. Những chuyến đi như thế tiếp nối nhau. Nếu thiếu niềm đam mê và tinh thần trách nhiệm thì không thể đủ sức để đeo đuổi hết cuộc hành trình nghiên cứu tuy vẻ vang nhưng cũng đầy gian khó. Xuất thân từ nông thôn, bố cầm súng ra chiến trường, mẹ ở nhà làm ruộng, sớm được tiếp xúc với bà con nông dân, với các công việc đồng áng, nên tôi có được trải nghiệm và những cảm nhận sâu sắc về nỗi vất vả công việc của một nhà nông. Đây chính là cội nguồn cho niềm say mê và cảm hứng để tôi vững bước trên con đường nghiên cứu khoa học với mục tiêu nâng cao hiệu quả chăn nuôi trong nông hộ”.

Theo bà Thúy, làm khoa học không giàu về tiền bạc nhưng lại giàu nhiều thứ khác mà có thật nhiều tiền cũng không thể mua được. Những lần “ăn cùng, sống cùng” với đồng bào Tây Bắc đã giúp bà có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, ngoài việc phải “chén chú chén anh” với mấy ông trưởng bản, điều kiện sinh hoạt khó khăn thì bà cũng có được cơ hội nhìn ngắm hoa ban nở đầy những cánh rừng, được xem các cô gái dân tộc nhảy xòe…

Giữ nếp nhà

Cái “nếp” làm khoa học của bố mẹ cũng truyền động lực cho con cái học hành đỗ đạt. “Gia đình có được một thư viện sách rất lớn. Tối tối vợ chồng đều để đèn làm việc rất khuya nên con cái cũng bắt chước, chăm chỉ học bài”, bà Thúy kể. Vì thế, 2 cô con gái của vợ chồng bà Thúy đều đã và đang theo học tại các trường đại học danh giá nhất ở Nhật Bản và Mỹ.

“Cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học là nhu cầu, là mong muốn thiết tha, song thiên chức làm mẹ, làm vợ luôn được tôi đặt lên vị trí ưu tiên hàng đầu trong trái tim tôi. Với tôi, gia đình luôn là chỗ dựa, là tổ ấm, là nơi san sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống và là bến đỗ bình yên cho chồng và các con. Kiểm tra sâu sát, định hướng, khuyến khích, động viên và uốn nắn kịp thời sự phát triển nhân cách, lòng nhân ái, sự tiến bộ trong học tập, rèn luyện là thước đo thành công trong trưởng thành của các cháu”, bà Thúy tâm sự.

Vậy làm sao để vừa hoàn thành thiên chức làm vợ, làm mẹ vừa có điều kiện nghiên cứu khoa học cho thỏa niềm đam mê của bản thân và trách nhiệm với xã hội? nghe câu hỏi, PGS. TS Thúy cười đôn hậu: “Việc đầu tiên quyết định nhất là cần có lòng say mê, có trách nhiệm trong công việc, có tình yêu thương chồng con, và sẵn sàng biết hy sinh. Có tình yêu, có niềm say mê, có lòng hy sinh, sẽ giúp mình có đủ nghị lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống”.

Trong thời gian vừa qua, PGS. TS Lê Thị Thúy đã vinh dự được nhận nhiều giải thưởng và bằng khen cao quý.

Cụ thể:

- Giải thưởng Kovalevskaia (2009).

- Giải thưởng sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam VIFORTEC (2009).

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2009).

- Huân chương Lao động hạng Ba (2009).

- Huy chương vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp (2004).

- Bằng lao động sáng tạo 10 năm (1996 - 2006) và (2009).

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN và PTNT (2001, 2006).

- Bằng khen Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (2005, 2009).

- Danh hiệu chiến sỹ thi đua liên tục(1999 - 2009).

- Danh hiệu phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Mẹ lao động, con học giỏi”…

26 năm miệt mài nghiên cứu khao học, PGS - TS Lê Thị Thúy đã chủ trì và tham gia 18 đề tài cấp Nhà nước, 6 dự án hợp tác quốc tế và 4 đề tài trọng điểm cấp Bộ. Trong tổng số 104 công trình khoa học được công bố có 63 công trình quốc tế và 41 công trình đăng trong nước. Bà cũng đã tham gia đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ cho đội ngũ kế cận: giảng dạy 16 khóa cao học và nghiên cứu sinh, 12 khóa đại học tại Đại học tổng hợp Hohenheim (CHLB Đức) và 5 viện nghiên cứu, trường đại học tại Việt Nam; tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho nông thôn, khuyến nông; góp phần xây dựng Luật Đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường…

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Bộ TT&TT làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết việc thực hiện Quyết định số 362/QĐ-TTG
Chiều ngày 27/11, tại trụ sở LHHVN, Đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với LHHVN khảo sát sơ kết Quyết định số 362/QĐ-TTG ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025. Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương và Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Ngọc Linh chủ trì buổi làm việc.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.