Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 11/06/2007 23:41 (GMT+7)

Nguyễn Ái Quốc với báo Le Paria

Năm 1921, với sự vận động và tổ chức của Nguyễn Ái Quốc, Hội Liên hiệp thuộc địa được thành lâp, nhằm tập hợp lực lượng, thống nhất hành động của nhân dân các nước thuộc địa chống chủ nghĩa đế quốc, giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc và Ban Thường vụ Hội Liên hiệp thuộc địa quyết định cho ra báo Le Paria, cơ quan ngôn luận và tranh đấu của Hội.

“Xuất bản một tờ báo ở ngay giữa Paris như vậy, lại là tiếng nói chung của dân chúng các thuộc địa, lấy đó làm vũ khí để chiến đấu, đặt tên như thế nào đây?...” Bác bảo: “Người xứ Nghệ nhà choa hay chơi chữ. Nhân dân Pháp cũng thích chơi chữ. Người Paris càng thú chơi chữ. Nay ra tờ báo nhỏ ở ngay Paris , tuy là tiếng nói đầu tiên của dân chúng các thuộc địa, nhưng chưa có thanh thế, thì lấy tên báo là Paria và hay nhất! Paria nguyên là tiếng Ấn Độ dùng để gọi những người đã mất hết mọi quyền lợi về tôn giáo và xã hội. Nghĩa rộng, người Pháp dùng để gọi những người cùng khổ...” (1)

Le Paria số 1 xuất bản đúng vào ngày 1-4-1922, đã tuyên bố: “Báo Le Paria là vũ khí để chiến đấu, sứ mạng của nó đã rõ ràng: Giải phóng con người”.

Măng-sét in chữ Le Paria ở giữa. Bên phải có ba chữ “Lao động báo” bằng chữ Hán, nhưng chữ “động” được viết thêm chữ “nhân đứng” do Nguyễn Ái Quốc sáng tác ra, là tờ báo của người lao động. Bên trái, có hàng chữ Ả Rập “An Mancurơ” có nghĩa tương tự như các thứ chữ Pháp và Hán.

Từ số 1 đến số 14, Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, làm cả việc phát hành và đi bán báo. Người còn tham gia chuẩn bị cho các số 15 - 17 trước khi đi Liên Xô, rồi Trung Quốc.

Trong thời gian ở hai nước này, Nguyễn Ái Quốc vẫn gửi bài về đăng báo Le Paria và gửi tiền ủng hộ báo.

Nhận nhiệm vụ làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Le Paria ở trung tâm chính trị và văn hóa của nước Pháp, công khai đương đầu với Bộ Thuộc địa và các thế lực thực dân Pháp hết sức phản động, Nguyễn Ái Quốc đã tỏ rõ tinh thần dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn, động viên, tổ chức nhân dân các thuộc địa đứng lên tiến công kẻ thù.

Trong thời gian ở Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết gần 140 bài đăng trên các báo ở Paris, riêng trên báo Le Paria, có 38 bài, 5 bức tranh với 7 bút danh. (2)

Từ tháng 5 - 1922 trở đi, Nguyễn Ái Quốc đăng một loạt bài trên báo Le Paria. Le Paria số 4 tháng 7 - 1922, có 2 bài của Người với tựa đề: Le haine des races (Sự thù ghét chủng tộc); Les civilisateurs (Những con người đi khai hóa). Trong tháng 8 - 1922, trên báo Le Paria có đến 3 bài và một ký họa của Nguyễn Ái Quốc vẽ một tên thực dân to béo, ngồi trên chiếc xe tay với kiểu ngồi như một con vật: thô kệch và kềnh càng. Tên thực dân quát: mau lên! Còn người kéo xe là một người bản xứ gầy đét vẻ mệt nhọc. Le Paria số ra ngày 1 tháng 9 năm 1922 có đăng bài “Humanité coloniale” (Nhân đạo kiểu thực dân), trong đó, Nguyễn Ái Quốc tố cáo quyết liệt những hành động vô cùng tàn bạo của chính quyền thực dân tại thuộc địa, đặc biệt, ở Đông Dương đã xử bắn người bản xứ hàng loạt.

Cũng trong số Le Paria nói trên, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được hai tấm ảnh trích trong tờ báo tên là Sciencens et voyages (Khoa học và du lịch), không ghi số báo, cho thấy rõ bọn lính đang xử bắn đồng bào, và ảnh kia thì những chiếc đầu bị chém rời cổ, có một số người Pháp đứng bên cạnh như đứng chụp ảnh trước một phong cảnh...

Những bài viết và tranh vẽ của Nguyễn Ái Quốc trên báo Le Paria đã vạch trần sự dã man, tàn bạo của thực dân Pháp đối với nhân dân Đông Dương, cũng như của chủ nghĩa đế quốc đối với các nước thuộc địa. Qua báo Le Paria, Nguyễn Ái Quốc đã cổ vũ nhân dân Đông Dương, nhân dân các nước thuộc địa tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng để tự giải phóng mình.

Những bài viết của Người trên báo Le Paria đã tỏ rõ một kiến thức uyên bác, vốn sống phong phú, khả năng nắm bắt thông tin nhanh nhạy và một lối viết sắc sẳo, điêu luyện. Nguyễn Ái Quốc còn là tác giả của nhiều tranh minh họa, tranh châm biếm với nét vẽ phóng khoáng, đơn giản nhưng cực kỳ có ý nghĩa.

Nguyễn Ái Quốc là linh hồn của tờ báo Le Paria. Hầu hết các công đoạn làm báo như: viết bài, tin, biên tập, trình bày, minh họa, vẽ tranh châm biếm, đưa bài đi in, sửa bài... cho đến việc vận chuyển báo từ nhà in về tòa soạn và phát hành báo, Nguyễn Ái Quốc đều đảm nhiệm.

Ngoài việc gửi báo Le Paria đến những cửa hiệu nhỏ bán giúp, Nguyễn Ái Quốc còn đích thân mang truyền đơn cổ động độc giả mua báo. Truyền đơn cổ động do chính Người viết bằng tiếng Pháp ngắn gọn, nhưng có nội dung lý luận rất quan trọng. Người viết: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hòa bình, hạnh phúc, nói tóm lại là nền cộng hòa thế giới chân chính, xóa bỏ những biên giới tư bản chủ nghĩa cho đến nay chỉ là những vách tường dày ngăn cản những người lao động trên thế giới hiểu nhau và thương yêu nhau.

Tất cả mọi người hãy đứng lên quanh lá cờ đỏ để chinh phục thế giới.

Lao động tất cả các nước đoàn kết lại! (3)

Báo Le Paria chỉ tồn tại trong 4 năm (4 - 1922 đến 4 - 1926) với 38 số, song báo đã có ảnh hưởng lớn đối với công luận Pháp và phong trào yêu nước ở các thuộc địa.

Đứng về phía lịch sử báo chí nước ta nói chung, và lịch sử phong trào Việt kiều yêu nước ở Pháp nói riêng, báo Le Paria đã có một địa vị rất vinh quang mà phần lớn nhờ công lao của Nguyễn Ái Quốc. Tờ báo này đã thực hiện được sứ mệnh vẻ vang là tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa cộng sản vào thời kỳ ấy.

Tờ báo Le Paria khi gửi về tới Việt Nam đã được những người có ý thức dân tộc, có lòng yêu nước truyền tay nhau đọc, giấu giếm, bí mật. Họ đã xem tờ báo này như là một khẩu hiệu đấu tranh.

Kể từ ngày báo Le Paria ra số đầu tiên đến nay đã hơn tám thập kỷ, song tên tuổi của tờ báo và người sáng lập ra nó - nhà báo Nguyễn Ái Quốc vĩ đại - vẫn còn in đậm trong lòng độc giả và nhân dân toàn thế giới.

________________

(1) Những bức thư kể chuyện Bác Hồ- NXB Sự thật, Hà Nội, 1985

(2) Tạp chí Lịch sử Đảngsố 7 - 2000

(3) Danh nhân Hồ Chí Minh- NXB Lao động, Hà Nội, 2000, tr 146

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.