Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 27/11/2007 00:03 (GMT+7)

Người xưa muốn nhắn gửi gì qua câu tục ngữ “Gái thương chồng đương đông buổi chợ…”

Trước khi trả lời mấy câu hỏi này, có lẽ chúng ta nên cùng nhau đọc lại lời diễn giải [DG] hay được nhắc nhở nhất và cũng hay được dùng làm chỗ dựa nhất trong giới khảo cứu: lời DG của sách Kể chuyện thành ngữ tục ngữ(1) Theo sách này thì người xưa muốn nhắn nhủ với con cháu ba điều sau đây:

(1)[…] phản ánh sự chênh lệch, bất bình đẳng trong quan hệ yêu thương vợ chồng. Tình cảm người phụ nữ bao giờ cũng đậm đà, đầy đặn, mặn mànhư buổi chợ đương đông, bởi ngoài lí do giới tính ra, người phụ nữ còn chịu sự ràng buộc của tam tòng tứ đức. Ngược lại, tình thương yêu của người con trai đối với vợ thường nhạt nhẽo, thoáng qua, ví như nắng quái chiều hôm le lói một lát rồi tắt ngấm khi mặt trời lặn;

(2) […] phản ánh mức độ khác nhau trong tình yêu vợ chồng. Người con gái luôn luôn thương yêu chồng bằng tình yêu đậm đà, mặn mà, đầy đặn,khác nào đương đông buổi chợ. Còn tình cảm của người con trai chỉ đôi lúc nhưng mãnh liệtnhư cái nắng quái chiều hôm vậy. Nắng quái chiều hôm tuy ngắn ngủinhưng sức nóng, sức cháy bỏngcủa ánh nắng xiên khoai này thật là ghê gớm;

(3) […] nói về tính chất biểu hiện tình thương vợ chồng. Khi đã thương yêu chồng, tình cảm của người con gái được thể hiện ra bằng sự hoạt bát, vui nhộnnhư đương đông buổi chợ. Và người chồng chẳng khó khăn gì trong việc tìm hiểu tình cảm của vợ đối với mình. Ngược lại, chàng trai thâm trầm hơn trong tình yêu. Thậm chí, có đôi khi tình yêu thương của chàng được thể hiện bằng cả sự cáu gắt, khắt khe, nghiệt ngãnhư nắng quái chiều hôm”.

Tiếc thay, lời DG này không được nhiều người đồng tình lắm vì họ cho rằng các tác giả đã để lộ hai điểm hết sức nên tránh khi DG các đơn vị TN.

Thứ nhất, các tác giả quá thiên về miêu tả, một điều hết sức xa lạ đối với TN trong khi đó thì TN vốn chỉ thích đưa ra những nhận định súc tích (2) hoặc những lời khuyên nhủ cô đọng (3) mà thôi.

Thứ hai, các tác giả đã nhầm khi coi câu TN này như một câu so sánh (tức Gái thương chồng nhưđương đông buổi chợ; trai thương vợ nhưnắng quái chiều hôm,mặc dù trong câu chẳng hề có một từ nhưnào và cũng chẳng hề có một dấu hiệu hình thức nào đòi hỏi phải DG như thế cả.

Lối DG nhầm lẫn đó, đến lượt mình, còn đẩy người DG tới chỗ phải mắc thêm một sơ suất nữa: buộc họ phải xử lí đương đông buổi chợ và nắng quái chiều hômnhư bổ ngữ chỉ phương thức/ bổ ngữ chỉ mức độcho vị từ Thương. Vì đã lỡ xử lí thế rồi, nên họ đành phải gán cho tám từ ấy những ý nghia mà mấy từ này vốn không có (xin x, những phần gạch chân trong lời DG đã dẫn) và cũng không thể có trong những ngôn cảnh khác.

Sự khiên cưỡng lộ liễu ấy như thầm nhắc chúng ta: chớ có đi tiếp trên con đường các tác giả ấy đã đi, và nên coi câu TN đang xét như là câu tỉnh lược, một dạng câu còn thông dụng hơn câu so sánh gấp hàng chục lần.

Nếu như xử lí như thế thì có thể được viết lại như sau: “ Gái thương chồng/ [thì phải ứng xử ra sao để bày tỏ được lòng mình ngay cả lúc]/ đương đông buổi chợ; trai thương vợ/ [thì phải ứng xử ra sao để bày tỏ được lòng mình ngay cả lúc]/ nắng quái chiều hôm” (trong đó phần đặt giữa ngoặc vuông là phần đã được dân gian lược bớt đi khi sáng tác nên câu tục ngữ nêu trên).

Đến lúc này thì việc cần làm chỉ còn là đi tìm những biểu thức ngôn từ súc tích nhưng có thể diễn đạt thoả đáng cho những phần bị tỉnh lược ấy. Và vì đề tài mà câu TN đề cập là “ tình thương yêu vợ chồng” nên biểu thức thích hợp hơn cả có lẽ là: Nên hết lòng chiều chồng/ nên hết lòng chiều vợ.

Bây giờ, ta hãy điền hai biểu thức ấy vào những phần đã tỉnh lược rồi kiểm định xem câu bị “ thương tổn” không.

Kết quả thu được khá khả quan: “ Hễ thương chồng thì người vợ nào cũng nên hết lòng chiều chồngngay cả lúc đang bị công việc buôn bán cuốn hút; hễ thương vợ thì người chồng nào cũng nên hết lòng chiều vợngay cả khi đang phải khổ sở với cái nóng quái ác lúc xế chiều”.

Đó, theo thiển ý, chắc hẳn là điều mà người xưa muốn nhắn nhủ với con cháu mai sau. Nói khác đi, ông cha chúng ta muốn khuyên chúng ta rằng: Đã yêu nhau thực lòng thì hãy hết lòng vì nhau ngay cả trong những tình huống bất lợi nhất(để bày tỏ hết tấm lòng yêu thương đích thực ấy).

Chú thích:

(1)    Đây là công trình do GS Hoàng Văn Hành cùng các cộng sự biên soạn và cho ra đời ngay từ năm 1988; sau đó, được in đi in lại tới ba lần nên dù có phải ưu tiên cho nó thì âu cũng là chuyện tự nhiên.

(2)    Như Chim gà, cá lệch - Chó treo; mèo đậy - Vàng gió; đỏ mưa - Nhà gỗ xoan; quan ông nghè; v.v….

(3)    Như Chị ngã em nâng - Yêu trẻ trẻ đến nhà; kính già già để tuổi cho - ăn cây nào rào cây ấy;

(4)    Chẳng hạn như: Chim, thu, nhụ, đé - Cao táp; rạp mưa - Chó treo; mèo đậy - Cha gậy tre; mẹ gậy vông - Bí phân trâu; bầu phân lợn - chiêm hơn chiêm sít; mùa ít mùa nở - Cát liền tay; thịt chầy ngày - Nhất vợ; nhì trời - Vợ đàn bà; nhà hướng nam…

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.