Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 11/06/2007 23:38 (GMT+7)

Người Việt có bị Hán hoá không?

Nhiều người nghĩ và nói rằng người Việt Nam là dân tộc bị Hán hoá. Tại sao vậy? có thể vì thấy người Việt giống người Hán nên từ xa xưa ông bà ta cho rằng, mình là nước nhỏ, lại bị đô hộ hàng nghìn năm bởi một nước lớn dân đông vậy hẳn là bị Hán hoá. Không gì bằng thói quen, các thế hệ Việt cứ hồn nhiên truyền nhau thế. Điều mê tín đó sang thế kỷ khoa học còn được một số học giả thực dân bồi đắp. Nhưng đó là quan niệm sai lầm do chưa hiểu quá trình hình thành dân tộc Việt. Một sự ngộ nhận kéo dài không chỉ của người Việt mà cả của giới sử học nước ngoài.

Nói một cách chính xác khoa học thì người Việt đã trải qua quá trình Đông Nam Á hoá. Nhà nhân chủng học Nguyễn Đình Khoa tổng kết “Thời đại Đá Mới, cư dân trên lãnh thổ Việt Nam thuộc hai đại chủng Australoid và Mongoloid cùng các loại hình hỗn chủng giữa chúng cộng cư với nhau, trong đó có Indonesien và Melanesien là hai thành phần chủ yếu. Sang thời Đồng - Sắt, người Molgoloid đã là thành phần chủ thể trong khối cư dân Việt Nam, người Australoid mất dần đi trên đất nước này, hoặc do thiên cư hoặc do đồng hoá” (1).

Như vậy là, vào thời đại vua Hùng, dân cư nước ta có sự chuyển hoá mạnh từ hai loại hình Indonesien và Melannesien sang loại hình Mongoloid phương Nam hay còn gọi là loại hình Đông Nam Á. Thời đại vua Hùng kết thúc vào năm 257 tCN nên chí ít thì quá trình Đông Nam Á hoá hoàn tất trước thời An Dương Vương. Khoa nhân chủng học dựa vào so sánh hình thái sọ người Việt cổ, đã xác nhận: Việc chuyển hoá sang nhóm loại hình Đông Nam Á diễn ra vào thời Đồng - Sắt và rộng khắp Đông Nam Á, từ lục địa tới hải đảo. Sau cuộc chuyển hoá, nhóm loại hình Đông Nam Á trở nên thành phần chủ đạo trong dân cư Đông Nam Á. Sự chuyển hoá này diễn ra khắp Đông Nam Á, cả những nước chẳng hề bị người Hán chiếm đóng dù chỉ một ngày, là bằng chứng hùng hồn phủ nhận việc người Việt bị “Hán hoá”.

Tuy nhiên cho đến những năm 80 thế kỷ trước, nhân chủng học chưa xác định được nguyên nhân sự chuyển hoá này: Không hiểu là do di dân hay do đồng hoá? Đấy chính là câu hỏi thách đố khoa nhân chủng học không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới.

Tới năm 1998 thì điều này được sáng tỏ nhờ công trình của J.Y Chuvà đồng nghiệp (2) cùng công trình của Bing Su, Jin Li và nhiều người khác dựa trên công nghệ gen phát hiện ra nguồn gốc người Việt. Từ những nghiên cứu này cho ta cơ sở tìm lại sự chuyển hoá về mặt nhân chủng của người Việt diễn ra như sau:

Khoảng 3 - 4 vạn năm trước người Bách Việt thuộc chủng Indonesien và Melanesien có mặt khắp lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử. Khoảng thiên niên kỷ thứ 3 tCN, người Hán thuộc chủng Mongoloid phương bắc sống du mục ở vùng Thiển Tây, Cam Túc vượt Hoàng Hà vào chiếm đất của người Việt. Một bộ phận dân Bách Việt chạy xuống phương Nam , còn phần lớn ở lại chung sống với quân xâm lấn. Tại đây có sự hoà huyết giữa người Hán và người Indonesien, Melanesien tạo ra sắc dân Hán phương Nam thuộc nhóm loại hình Đông Nam Á. Trải hàng ngàn năm, sau khi bình định xong lưu vực Hoàng Hà, người Hán vượt Dương Tử lấn tiếp đất của người Việt. Quá trình tranh chấp dài này cũng dẫn đến việc lai giống giữa người Mongoloid phương Nam với người Việt và chuyển hoá phần lớn người Việt sang nhóm loại hình Đông Nam Á. Đến cuối thiên niên kỷ thứ 2 tCN, do xung đột dữ dội với người Hán, một bộ phận lớn người Bách Việt (lúc này đã chuyển hoá thành nhóm loại hình Đông Nam Á) tràn xuống lục địa cũng như hải đảo Đông Nam Á. Những người này do số đông, đã lai giống với người Indonesien, Melanesien tại chỗ làm chuyển hoá đại bộ phận dân cư Đông Nam Á cổ sang nhóm loại hình Đông Nam Á. Sự kiện này đưa tới kết quả là vào thời đại Đồng - Sắt, chủng Mongoloid phương Nam chiếm vị trí chủ đạo trong thành phần dân cư phía nam Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Đông Nam Á. Yếu tố Australoid bị đẩy lùi. Chứng cứ của quá trình hoá Đông Nam Á này ta từng bắt gặp trong những hang động thời Phùng Nguyên có xương người Indonesien, Melanesien lẫn với xương người Mongoloid phương Nam táng chung. Di chỉ khu mộ táng Mán Bạc Ninh Bình là chứng cứ thuyết phục nhất: Các nhà khảo cổ người Việt, người Nhật và người Úc phát hiện khu mộ táng với 30 di cốt của người Australoid cùng người Mongoloid phương Nam có tuổi C14 khoảng 2000 năm tCN. Tiến sĩ M. Oxenham của Đại học Quốc gia Úc cho rằng, những di cốt trên ở vào thời kỳ chuyển hoá của người Việt cổ thành nhóm loại hình Đông Nam Á. Đó là quá trình người Việt chủng Mongoloid phương Nam từ lưu vực sông Dương Tử trở về lai giống với người Việt thuộc chủng Australoid, làm phai nhạt yếu tố Australoid trong cộng đồng dân cư Đông Nam Á mới. Tới đây, điều nghi ngờ của Giáo sư Nguyễn Đình Khoa được minh định: Việc chuyển hoá về nhân chủng của cư dân Đông Nam Á từ Australoid sang Mongoloid vừa do di dân vừa do đồng hoá.

Như vậy, có thế kết luận: Việc chuyển hoá đại bộ phận dân cư nước ta sang nhóm loại hình Đông Nam Á là do khối người Việt từ phía nam Trung Quốc di cư trở về lai giống với người Việt tại chỗ. Việc này cơ bản hoàn tất khoảng 2000 năm tCN.

Sơ đồ hình thành dân cư Đông Á

Sơ đồ hình thành dân cư Đông Á

Cả bằng chứng khảo cổ cả bằng chứng di truyền học cho thấy, từ 2000 năm trước thời Bắc thuộc, người Hán ở phía nam Trung Quốc đã có cùng bộ gen di truyền với người Việt. Đến thời Bắc thuộc,những người Hán sang ta - chủ yếu là người Việt Đông, Việt Tây và Nam Việt trước - thực chất họ là người Trung Quốc gốc Việt. Vì vậy không hề có chuyện người Việt bị Hán hoá vào thời Bắc thuộc. Nóingười Việt bị “Hán hoá” là sự ngộ nhận vì không khoa học và không đúng với thực tế lịch sử. Trong lịch sử chỉ có quá trình Đông Nam Á hóa chung cho cả người Hán và người Việt, diễn ra từ thiên niênkỷ thứ III đến thiên niên kỷ thứ II trước Công Nguyên. Nói một cách chính xác khoa học thì người Việt có chỉ số đa dạng sinh học cao hơn người Hán, cũng có nghĩa là người Việt có tuổi sinh học caohơn người Hán vì vậy không thể có chuyện ngược đời: Người Việt bị Hán hoá!

Bản đồ dưới đây lấy từ Nhân chủng học Đông Nam Á. Thuật ngữ Nam Á trong chú thích được hiểu là nhóm loại hình Đông Nam Á. Tiếp đố là sơ đồ quá trình hình thành dân cư Đông Nam Á do tác giả phác thảo.

_____________

1. Nhân chủng học Đông Nam Á. NXB Đại học & Trung học chuyên nghiệp, H. 1983.

2. Genetic relation of population in China , Proc. Natl. Acad. Sci. USA 1998 số 95 tr 11763 – 11768.

3. Lê Anh Vũ, Tin BBC hay tin Oxenham? Talawas 3.3.2005.

4. S.W. Ballinger & đồng nghiệp: Human mitochondrial DNAs (mtDNAs) from 153 independent samples encompassing seven Asian populations were surveyed for sequence variation. The greatest mt DNA diversity and the highest frequency of mtDNAs with HpaI / HincII morph 1 were observed in the Vietnamese suggesting a Southern Mongoloid origin of Asians. (Southeast Asian mitochondrial DNA Analysis reveals genetic continuity of ancient Mongoloid migration). Genetic, 1992, số 130 tr. 139-45.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.