Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 20/11/2010 00:11 (GMT+7)

Người say mê nghiên cứu lịch sử

Nhiều công trình của ông đã được in thành sách, lưu giữ tại các thư viện, như bộ sách ba tập về các ngành nghề truyền thống của tỉnh Hải Dương, các cuốn sách địa chí, lịch sử địa phương, các bài viết chuyên đề đi sâu các lĩnh vực lịch sử, văn hóa, nghệ  thuật  dân gian... Riêng bộ sách ngành nghề truyền thống đã ghi lại rất cụ thể, chi tiết từ nguồn gốc nghề, các bộ đồ nghề được mô tả bằng hình vẽ, đến các thao tác ngành nghề truyền thống...

Hơn 10 năm qua, sau khi về hưu, ông Tăng Bá Hoành vẫn không ngừng làm việc. Hằng ngày, ông dành thời gian tìm hiểu các tài liệu lịch sử, khoa học tự nhiên, xã hội có liên quan, các bài nghiên cứu khảo luận của các nhà sử học để bổ sung và cập nhật kiến thức. Mỗi khi phát hiện một vấn đề cần tìm hiểu thêm trong các tài liệu đã công bố về lịch sử địa phương, đất nước, ông không quản ngại vất vả, dốc tâm tìm hiểu tới ngọn nguồn, đạt độ chính xác cao, “công minh lịch sử”

Ðể đạt được điều đó, ông đã đến các địa phương trong tỉnh, trong nước, gặp gỡ trao đổi ý kiến với các nhà sử học hàng đầu. Ông từng trích ngót chục triệu đồng từ khoản tiền lương hưu dành dụm được, mua tài liệu về tra cứu. Những cố gắng của ông đã được ghi nhận bằng các bộ sách lịch sử ông được địa phương giao cùng đồng nghiệp biên soạn và các công trình ông tự nghiên cứu.

Ông Tăng Bá Hoành còn là cộng tác viên thường xuyên, liên tục nhiều năm với các tờ báo của địa phương và Trung ương. Hầu như năm nào ông cũng được trao tặng giải thưởng cao do các tòa soạn báo lựa chọn.

Có trình độ Hán Nôm, bề dày kiến thức khoa học lịch sử - một lĩnh vực tổng hợp của các kiến thức văn hóa, khoa học xã hội, tự nhiên, ông Tăng Bá Hoành đã có nhiều đóng góp đáng ghi nhận trong việc dịch các tài liệu Hán Nôm, các bộ gia phả các dòng tộc, các bia ký... Các bản dịch của ông được đồng nghiệp trân trọng.

Trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ông đã có những bài viết mang nhiều thông tin chính xác về lịch sử, các ngành nghề truyền thống của Hải Dương tại Thăng Long - Hà Nội. Ông cũng dành nhiều công sức rà soát nội dung ghi chép về các vị tiến sĩ của Hải Dương, để bổ sung, hoàn thiện các tấm bia.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.