Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 23/02/2010 21:46 (GMT+7)

Người khám phá streptomycin

Động thái khám phá kháng sinh Actinomycin ở nấm Actinomyces của Boyd Woodruff đã châm ngòi cho cuộc săn tìm kháng sinh. Các nhà khoa học phương Tây đã đổ xô vào lĩnh vực vi sinh vật đất để tìm kiếm.

Tiến sĩ Walter Kocholaty nuôi cấy và phát hiện ra nhiều giống loại nấm mốc mới. Năm 1942, Woodruff ly trích được từ nấm Actinomyces kháng sinh Streptothricin. Streptothricin có phổ rộng, chống được vi khuẩn gram âm lẫn vi khuẩn gram dương. Tiến sĩ Selman A. Waksman, trong bài diễn văn khi nhận giải Nobel, đã nói: “Streptothricin có nhiều tiềm năng và triển vọng cho điều trị vì nó có thể bổ sung mặt thiếu sót của Penicillin đối với vi khuẩn gram âm”.

Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu Streptothricin. Tuy nhiên, phòng thí nghiệm của Waksman không có phương tiện thử nghiệm trên súc vật. Tiến sĩ H. J. Metzger đã sẵn sàng cho họ mượn phòng thử nghiệm súc vật tư nhân, vì ông đang nghiên cứu bệnh sẩy thai ở súc vật do nhiễm vi khuẩn Brucella abortus.Nhờ đó, nhóm nghiên cứu Waksman thử nghiệm được độc tính của Streptothricin. Kết quả vô cùng khích lệ, độ an toàn có thể chấp nhận. Mọi người nôn nóng sớm đưa Streptothricin vào điều trị.

Tuy nhiên, cũng cùng số phận như Actinomycin, sau một loạt thí nghiệm, các nhà khoa học nhận ra có một khoảng cách độc tính không an toàn đối với thú vật, nên Streptothricin chưa đưa vào điều trị cho người. Nhưng các nhà khoa học nhóm Waksman không nản, hai năm sau, năm 1944, Waksman, Albert Schatz, Elizabeth Bugle đã trích được Streptomicin từ Streptomyces griseus,họ Actinomycetaceae.

Và rồi, may mắn thay Streptomicin lại đáp ứng được mọi yêu cầu để đưa vào điều trị.

Thế nhưng, trong vầng hào quang của Streptomicin không ai nhắc đến Boyd Woodruff, vì tuy đi bước đầu tiên, phầm tham gia của ông tương đối khiêm tốn.

Boyd Woodruff lặng lẽ trở về Đại học Rutger, nơi mà ông đã cùng công ty Merck khai sinh ra kháng sinh từ vi sinh vật trong đất. Các nhà khoa học chỉ chạy theo một số nấm mốc có triển vọng, họ không quan tâm đến những loại nấm mà họ cho là không có tương lai. Nhưng Boyd Woodruff thì lại thấy rằng từ trong đất, có một nguồn kháng sinh vô tận.

Nhưng rất tiếc, không một công trình nào của ông đạt hiệu quả kinh tế. Với 8.000 dung dịch nuôi cấy các loại nấm đất mà hầu hết các sản phẩm của chúng đều được xác định cấu trúc, đã là một cống hiến lớn lao của cuối cuộc đời ông.

Chính vì lẽ đó, khi tôn vinh Streptomicin và S. A. Waksman, chúng ta không thể không ghi công của người lót đường Harold Boyd Woodruff.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.