Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 22/02/2005 21:00 (GMT+7)

Người đi tìm bí mật của Hội An lộng gió

Bí kíp sống chung với... nóng 

Phần mở đầu luận văn thạc sĩ kiến trúc của Võ Trọng Nghĩa thế này: “Máy điều hòa nhiệt độ đang được sử dụng ngày một nhiều ở những nước nhiệt đới. Nhưng hàng trăm năm trước, những khu đô thị đông dâncư ở khu vực này đâu có máy điều hòa, vậy người ta phải làm cách nào đó để có thể sống chung với... nóng”.

Và anh giới thiệu với hội đồng khoa học một mô hình “sống chung với nóng” có một không hai trên thế giới: kiến trúc mái nhà của phố cổ Hội An. Sau hơn hai giờ bảo vệ, đề tài “ảnh hưởng của hình thứcmái nhà truyền thống ở Hội An đến việc thông gió” được trao giải Luận văn xuất sắc nhất của Đại học Tổng hợp Tokyo, Nhật Bản - danh hiệu mà chưa có người nước ngoài nào làm được từ trước đếnnay.

Lần đầu tiên đến Hội An, Nghĩa leo lên nóc khách sạn và kêu lên “Ôi trời ơi!” khi nhìn thấy kiến trúc lạ lùng của các mái ngói tại đây. Mái nhỏ rồi mái to nối lại với nhau chứ không làm liền một máito, tạo thành chỗ trũng ở giữa. “Đó là điều mà dân kiến trúc sợ nhất, vì nó là tác nhân hàng đầu gây dột nước”. Sao lại như thế nhỉ, Nghĩa trằn trọc mấy đêm liền.

“Điểm thú vị nhất trong quá trình tìm hiểu là mình phát hiện ông bà mình ngày trước tính toán cực siêu. Chắc chắn là không dùng máy móc như bây giờ, nhưng họ biết được hướng đi của gió, nó sẽ lướttrên mái nhà nhỏ, chạm vào đỉnh mái và tách ra làm nhiều phần. Sẽ có một phần gió chạy lên, còn đa phần là chạy xuống. Và hay nhất là tính sao cho toàn bộ phần gió chạy xuống đó vào hết ở mái nhàphía sau. Thế là chẳng cần quạt, cả gian nhà cứ lồng lộng gió từ sông Hoài thổi vào, tha hồ mát...” - anh giải thích.

Nhưng để có được một câu giải thích ngắn gọn như trên, chàng kiến trúc sư này phải mất hơn năm trời phân tích, thử nghiệm và tìm cách chứng minh.

Năm 1996, Nghĩa lên đường sang Nhật theo một học bổng khi vừa tròn 20 tuổi.

Năm 1999, Võ Trọng Nghĩa được nêu tên trang trọng trong lễ tuyên dương của trường khi giành giải vàng cuộc thi thiết kế nhà của Tập đoàn Suzuki.

Năm 2000, đồ án của anh được giải thưởng đồ án xuất sắc nhất trường và được giới thiệu tại triển lãm kiến trúc toàn Nhật Bản.

Từ năm 2001-2002, Nghĩa liên tiếp được nhận giải thưởng đồ án xuất sắc nhất của trường Đại học Công nghiệp Nagoya, có tác phẩm tham gia tại triển lãm kiến trúc toàn quốc. Cuối năm 2002, anh nhận thêm giải thưởng lớn kiến trúc sinh viên của Hội Kiến trúc sư Nhật Bản vùng Toukai.

Năm 2003, anh tiếp tục giành giải thưởng luận văn đặc biệt của Hội Kiến trúc sư Rotary.

Đến năm 2004, Nghĩa tốt nghiệp thạc sĩ với giải thưởng luận văn xuất sắc nhất của trường Đại học Tokyo.Hôm bảo vệ luận văn, Nghĩa mang đến một mô hình gió thật lạ: nhà cổ thu nhỏ, nhiệt độ đúng kiểu là 35 độ C và gió muốn nhìn thấy được thì phải có màu. Và cái màu đó được làm bằng hơi của... nước đá khô. Tập luận văn thạc sĩ nói có bấy nhiêu chuyện nhưng dài tới 200 trang toàn số liệu và bản vẽ.

Nhưng đó mới là... “môđen” nhà đầu tiên của Hội An, dành cho những ngôi nhà nằm ngay trung tâm phố. Miền đất đặc biệt này còn có những gian nhà có một mặt nhìn ra sông. “Cái này thì đúng là tuyệt. Chẳng có một tay kiến trúc nào làm mái lớn mái nhỏ như người Hội An cả. Nhưng chính cái mái diệu kỳ này làm cho áp suất trong nhà thấp, gió luôn có lối thoát. Thế là vừa mát mẻ, lại vừa không sợ... trúng gió”.

Công thức của gió Hội An

Đầu năm 2004, Nghĩa về nước, bắt đầu một cuộc tìm kiếm gió với quy mô lớn hơn: Vì sao cả khu vực phố cổ đều mát? “Rõ ràng là tất cả mọi thứ ở đây đều được đặt đúng nơi, đúng chỗ và có tính toán một cách toàn diện. Chẳng hạn ở các góc đường đều có một giếng nước, các con đường đều được bố trí theo một qui luật nhất định mà bây giờ gọi là quy hoạch đô thị để bất cứ nơi nào cũng có độ luân chuyển không khí cao nhất...”.

Một mình Nghĩa đi khắp nơi, đo đạc, hỏi han, ghi ghi chép chép mãi và gầy hết mấy ký vì những thông số đặc biệt này. “Sao trước nhà, giữa nhà, sau nhà đều có gió mát?”; “Sao đầu đường có độ ẩm cao, giữa đường lại chẳng thấy chút độ ẩm nào mà vẫn mát?”; “Sao nhà nào cũng có vườn giữa?”; “Sao nhà cổ luôn thông suốt từ trước ra sau?”… Nghĩa quay cuồng với hàng loạt câu hỏi, những bí mật mà chẳng có tài liệu nào có thể giải đáp được. Anh gõ cửa từng ngôi nhà, xin phép đủ các kiểu để được vào trong nhà dân cân đo đong đếm... gió.

Gặp Nghĩa tại sân bay khi chuẩn bị về Nhật, anh cười rất tươi: “Tớ đã nhờ được các anh ở Trạm Khí tượng thủy văn Quảng Nam hỗ trợ trong việc đo các số liệu và phân tích bản đồ chuyên dụng. Đã đoán ra nguyên lý của Hội An lộng gió rồi, nhưng đường còn dài, tớ sẽ trở lại nhiều lần nữa để hoàn thành cái bí kíp về gió tuyệt vời nhất trên đời của Hội An…”.

Nguồn: tintucvietnam.com ngày 03/08/04

Xem Thêm

Tin mới

Liên hiệp Hội Việt Nam là điểm tựa tin cậy của đội ngũ trí thức Khoa học và công nghệ
Trong chặng đường 42 năm xây dựng và phát triển, Liên hiệp Hội Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò là hạt nhân tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Việt Nam trong nước và ngoài nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia..
Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.