Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 09/03/2010 17:08 (GMT+7)

Người chuyên gây bệnh cho sâu

Cách đây hai năm, tại Bà Rịa -Vũng Tàu, bà con nông dân trồng ngô, mía điêu đứng vì nạn châu chấu. TS Thùy đã đến và cùng với họ diệt trừ được nạn châu chấu bằng chế phẩm vi sinh của mình nghiên cứu. Trước đó, năm 1999 khi dịch sâu róm thông bùng phát ở Sơn La và nhiều địa phương khác, bà lại bắt tay vào sản xuất nấm Beauveria trong điều kiện thiếu thiết bị. Thế nhưng, bằng cách làm thủ công bà cũng sản xuất ra hàng tấn chủng nấm, dập tắt được nạn dịch sâu róm, cứu hàng nghìn héc-ta thông tại Sơn La.

Bà Thùy cho biết, với mỗi loại sâu bệnh, mỗi địa phương khác nhau lại phải chế chủng nấm khác nhau mới diệt được triệt để. Như với dịch sâu róm tại Sơn La, để sản xuất được chế phẩm trừ sâu, phải đến tận nơi, bắt con sâu để nghiên cứu chủng nấm nào có thể ký sinh trên thân sâu đó. Sau đó mới nghiên cứu, chế ra các bào tử nấm phù hợp, phun lên đồng ruộng làm cho loài sâu lây bệnh sang nhau và chết.

Bà nhớ năm 2000, dịch bọ cánh cứng hại dừa phát sinh và gây hại ở Bến Tre và nhiều tỉnh thuộc dồng bằng sông Cửu Long trên diện tích hàng vạn ha. Khi đó, bà được  lãnh đạo địa phương mời về Bến Tre để khảo sát và nghiên cứu chế phẩm trừ nạn bọ dừa. Đến nơi bà con phản ứng rất mạnh. Họ sợ các nhà khoa học dùng thuốc hóa học sẽ ảnh hưởng đến dừa.

“Chúng tôi phải cam kết nếu chế phẩm sinh học ảnh hưởng đến trái cây sẽ đền cho bà con gấp đôi. Nếu cần thì có thể định giá trả ngay bằng tiền mặt. Khi đó bà con mới đồng ý cho phun”, bà Thùy nhớ lại.

Chỉ một thời gian ngắn, nạn bọ dừa tại Bến Tre đã được khống chế. Khác với lúc đầu, bà con từ Rồng Chôm, Mỏ Cày đến thị xã Châu Thành (Bến Tre) lúc này đón nhận “cô cán bộ trung ương” với cả tấm chân tình. “Khi được bà con khen, có người còn nấu cháo gà để mời, tôi ấm lòng hơn cả khi UBND tỉnh tặng bằng khen”, bà tâm sự.

Khi vinh dự được trao giải thưởng Kovalevskaia cũng là lúc bà nhận quyết định nghỉ hưu. Dù ở tuổi 56 song khi gặp bà dường như sức trẻ, sự đam mê, nhiệt huyết dành cho khoa học vẫn tràn đầy. Niềm vui về giải thưởng còn nhân lên khi bà cầm trên tay quyết định của Liên hiệp các hội KH&KT Việt Nam cho phép thành lập Trung tâm công nghệ sinh học. Bà hồ hởi: “Tôi thực sự vui khi thấy mình tiếp tục được dùng kiến thức, công nghệ để tiếp tục phục vụ bà con nông dân...”.

Giống như nhiều phụ nữ làm khoa học khác, TS Thùy cũng gặp muôn vàn khó khăn, nhất là trong điều kiện khoa học nước nhà còn thiếu trang thiết bị và đôi khi thiếu cả sự cởi mở cho những ý tưởng mới, nghiên cứu mới. Thế nhưng với bà, càng khó càng cần chứng minh và trong khoa học những ứng dụng sẽ là con số biết nói cho câu trả lời thiết thực và hiệu quả.

Không chỉ tiếp tục nghiên cứu, PGS.TS Phạm Thị Thùy còn tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học. Với 15 năm đứng trên bục giảng, nhiều lớp sinh viên đã trưởng thành bởi sự dìu dắt của cô giáo Thùy. 

PGS.TS Phạm Thị Thùy sinh năm 1954 tại Yên Tiến, Ý Yên, Nam Định, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội năm 1976, bảo vệ TS sinh học Bảo vệ thực vật năm 1990 tại Bulgaria, được phong hàm PGS năm 1996.

Công tác tại Trung tâm Sinh học, Viện Bảo vệ thực vật từ năm 1977 đến nay, TS Thùy đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc áp dụng Công trình đoạt giải thưởng khoa học vào sản xuất, góp phần làm giảm hàng chục tấn thuốc hóa học độc hại.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.