Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 14/12/2009 16:21 (GMT+7)

Người bốn lần đạt giải thưởng sáng tạo khoa học, công nghệ

Ông Nam cho biết, chuyến sang Pháp vào năm 1994, được chứng kiến việc uống nước trực tiếp tại vòi, ông thầm mơ ước đến một lúc nào đó, người dân ở thành phố Huế quê hương ông cũng được như vậy. Ý nghĩ đó luôn thôi thúc ông, làm ông trăn trở, tìm giải pháp để nâng cao chất lượng nước, tiến đến cấp nước an toàn. Mơ ước đó gặp phải khó khăn rất lớn, tưởng chừng khó có thể vượt qua. Đó là hệ thống các tuyến ống cấp nước ở Huế, phần lớn đã được lắp đặt từ 40 đến 80 năm trước, bên trong không có lớp chống rỉ, đến nay, vẫn còn sử dụng, phần lớn đã xuống cấp, làm suy giảm chất lượng nước. Trong hệ thống đó, các mối nối miệng xảm bằng dây đay thường gây sự cố rò rỉ làm thất thoát một lượng lớn nước, có thời điểm lượng nước thất thoát lên đến trên 40%.

Biết rõ nguyên nhân trên, trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, ông đãđưa ra phương pháp và dây chuyền công nghệ để xử lý, phục hồi và nâng cấp các loại ống gang, thép cũ, kém chất lượng để sử dụng lại. Đó làsáng kiến dùng máy phun cát với áp lực cao để làm sạch bề mặt bên trong các ống cũ. Sau đó thiết kế, chế tạo công nghệ quay ly tâm tráng vữa xi măng vào trong thành ống. Việc tráng vữa đã được thực hiện với sựchọn lựa tối ưu nguyên vật liệu, tốc độ quay, thời gian quay ly tâm. Ông còn chochế tạo hệ thống thử áp lực, thiết kế, sản xuất măng sông đặc chủng nối ống bằng roăng cao su ty tông.

Sáng kiến “Xử lý, phục hồi và nâng cấp các loại ống gang, thép cũ”đã giúp cho công ty ông nâng cấp, phục hồi và thay thế trên 120 km đường ống cũ, làm lợi trên 24 tỷ đồng trong thời giantừ năm 2000 đến nay. Bản thân ông đã vinh dự nhận giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế và giải Nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc năm 2005.

Vào mùa hè năm 2002, do sông Hương bị nhiễm mặn nên các nhà máy không thể bơm nước được, dẫn đến tình trạng thiếu nước trầm trọng. Đó là lúc ông nảy ra ý tưởng thu nước ngọt tầng mặt mỏng. Bằng cách kết hợp giữa hệ thống đập chắn nước và tấm chắn chống xáo nước có điều khiển tự động theo biến động của triều cường, ông đã thành công trong việc “Thu nước ngọt tầng mặt mỏng trên sông Hương vào mùa hạn mặn”.Đặc điểm hoạt động của hệ thống là dựa vào nguyên lý phân tầng và tốc độ dòng chảy giữa nước ngọt và nước mặn để thu được tầng nước ngọt ở mặt thoáng phía trên tấm bạt mà không làm ảnh hưởng và xáo trộn đến dòng chảy của tầng nước mặn ở phía dưới tấm bạt.Nhờ đó, công ty ông đã đảm bảo cho nhà máy nước Vạn Niên kéo dài được thời gian cấp nước ngọt đảm bảo tiêu chuẩn trong khi nước sông Hương ở tầng đáy đã bị nhiễm mặn vượt quá mức quy định gấp nhiều lần. Công trình đầu tư chỉ tốn 35 triệu đồng, nhưng làm lợi 64 tỷ đồng. Công trình đã đạt giải Nhì Giải thưởng sáng tạo khoa học, công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế, giải C Giải thưởng Cố đô về khoa học, công nghệ năm 2006 và giải Ba Giải thưởng sáng tạo khoa học, công nghệ Việt Nam năm 2006.

Nối tiếp hai thành công trên, ông đã cùng các cộng sự “Nghiên cứu sự đóng cặn và giải pháp khắc phục sự đóng cặn trong hệ thống cấp nước sạch nhằm đảm bảo cấp nước uống an toàn”. Công trình đã đưa ra được giải pháp khoa học, hiệu quảnhằm hạ độ đục nước sau xử lý xuống dưới 0,2 NTU, thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn hiện nay của Bộ Y tế (2 NTU). Công trình đã ứng dụng than antraxit vừa nâng cao tốc độ lọc (1,3 lần), vừa nâng cao chất lượng nước. Nhờ đó, công ty tiết kiệm được hơn 7 tỷ đồng chi phí đầu tư trong trường hợp xây dựng thêm các bể lọc tại nhà máy và 4,7 tỷ đồng nhờ giảm chi phí nhân công và lượng súc xả định kỳ hàng năm. N hân kỷ niệm 100 năm thành lập (2009), công ty đã công bố cấp nước uống an toàn toàn tỉnh, là một trong 3 công ty cấp nước khu vực Đông Nam Á công bố cấp nước an toàn.

Công trình đã đạt giải Nhì Giải thưởng sáng tạo khoa học, công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007, giải Ba Giải thưởng sáng tạo khoa học, công nghệ Việt Nam 2008.

Chưa hết, trăn trở trước khát vọng,ước mơ bao đời nay được sử dụng nước sạch của người dân vùng đầm phá Tam Giang, nơibị chia cắt bởi địa hình đầm phá, nguồn nước ngầm tại chỗ bị nhiễm mặn và chua phèn, nguồn nước mặt vốn đã khan hiếm nay lại bị ô nhiễm, ông đã táo bạo, mạo hiểm thực hiện ý tưởng thi công tuyến ống ngầm băng phá Tam Giang. Để thực hiện ý tưởng này, ông và các cộng sự phải giải quyết hàng loạt vấn đề nan giải, đã chế tạo thành công 3 tàu cuốc thi công lắp đặt tuyến ống ngầm 1-1,2 m dưới đất, trong điều kiện tầng nước sâu có nơi đến 5-7 m. Ông đã nghiên cứusản xuất hàng loạt rùa bêtônghình chữ Uđể néo (cố định) ống bằng phương pháp đúc không tô kết hợp dàn rung. Ông đã chosử dụngmáy hàn gia nhiệt đểđấu nốicác ống(10 ống)thành từng đoạn dài 60m. Công đoạn này được thực hiện trên bờ. Cácống đặc chủng đượcđặt sản xuất (từ nhựa PE100 có chất lượng cao) đạt độ tròn đồng đều,chịu được áp lực 10kg/cm 2. Có tất cả500 mối nối đảmbảođộ chính xác,an toàn như nhau. Công trình này chỉ đầu tư 6,4 tỷ đồng (ngân sách 2 tỷ, công ty 4,2 tỷ và nhân dân 200 triệu đồng), nhưng đã làm lợi 70,7 tỷ đồng. Đó là còn chưa kể đến hiệu quả nhiều mặt về xã hội.

Giải pháp “ Lắp đặt tuyến ống cấp nước sạch ngầm băng phá Tam Giang” đã vinh dự nhận giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2009.

Để có được những kết quả trên, ông Nam đã sát cánh cùng các cộng sự miệt mài lao động sáng tạo, vượt qua biết bao gian nan và thách thức, có khi tưởng chừng như không vượt qua nổi - ông Nam tâm sự.

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.