Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 10/09/2014 16:01 (GMT+7)

Nga chế tạo thành công thiết bị “nhìn” xuyên tường

  Các nhà khoa học ở Nga vừa chế tạo phiên bản nâng cấp của thiết bị được gọi là "Pikor-bio".Nó có thể "nhìn thấy" đối tượng sống không chỉ xuyên qua những chướng ngại vật, bao gồm các yếu tố riêng biệt (ví dụ như đống sụp đổ đất đá).

Đài Tiếng nói nước Nga cho biết, thiết bị này ghi lại sự hiện diện của cơ thể sống qua tường bê tông hoặc gạch dày 40 cm, cũng như "nhìn" xuyên qua lớp cát dày gần 1 mét.

Thiết bị của Nga sẽ trở thành công cụ không thể thiếu cho các nhân viên cứu hộ làm việc trong các khu vực thiên tai như lũ lụt và động đất.

Tìm hiểu thêm về phát minh mới, trưởng bộ phận tiếp thị thuộc Cục Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm Timur Gorgeladze nói: “Nhìn bên ngoài, thiết bị "Pikor" là một hộp nhựa được gắn radar và máy tính bảng. Trong quá trình tìm kiếm người bị nạn, nhân viên cứu hộ phát radar trên bề mặt thăm dò và quan sát đồng hồ radarogram trên màn hình máy tính bảng. Trên đó, có thể phát hiện người có dấu hiệu vẫn còn sống ở dưới lớp cát, tuyết hoặc tường bê tông.”

"Pikor-Bio” cho phép người sử dụng không chỉ "nhìn xuyên qua bức tường" để phát hiện người ở sau chướng ngại vật, mà còn xác định khoảng cách với họ, hiểu được họ đang di chuyển hay bất động. Để phát hiện nạn nhân, chỉ cần trái tim của người đó vẫn hoạt động hoặc anh ta vẫn còn thở. Trong khi hoạt động, nó không gây nhiễu cho các phương tiện phát sóng khác và có tự nó khả năng miễn nhiễu.

Như vậy, thiết bị có thể được sử dụng trong quân đội, cảnh sát hoặc cứu hộ, tùy thuộc vào những thách thức phải đối mặt. Sản phẩm có thể hoạt động ở nhiệt độ từ -40 đến +50 độ C. Nó rất nhỏ gọn và nặng không tới 2 kg.

Thiết bị như thế có thể đặc biệt hữu ích trong hoạt động cứu hộ những giờ đầu tiên sau khi xảy ra tình trạng khẩn cấp.Những giờ đầu tiên đảm bảo tỷ lệ cao nhất để cứu sống người bị nạn.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.