Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 14/04/2006 01:07 (GMT+7)

Nét văn hoá ẩm thực Ê-đê, Mnông ở Dak Lăk

Đồng bào Ê-đê, khi ăn rau quả, thường nấu, luộc, xào với thịt, cá, hay ăn ghém. Các thứ đỗ, mè, cũng thường thấy trong các bữa ăn.

Khi làm thịt mỗi con vật, họ cắt tiết, và bao giờ cũng phải thui rồi mới vặt lông, kể cả các loài có lông vũ. Các loại thịt thì nước, luộc và nấu với rau quả, riêng thịt gà, thịt vịt, họ chỉ nấu món canh và luộc. Món thịt nướng bình thường gọi là ăm,nếu nướng cặp bằng tre có ướp gia vị gọi là ghang. Món thịt luộc gọi là tuk. Thịt nấu canh với rau quả gọi là tuk djam. Thịt kho, nấu, ninh nhừ cũng gọi như thế. Người ta nấu món thịt ướp gia vị trong ống tre lồ ô, món “thịt lam” này gọi là crim brông.Khi nướng thịt trâu, bò, để thịt chín và ăn nguội. Các loại thịt bắp, thịt mông, thịt vai của heo, trâu, bò sau khi thui chín cũng được ưa thích. Đàn ông Ê-đê cũng thích món tiết canh trâu, bò, dê. Món thịt băm sống trộn với huyết tươi ăn liền gọi là mtăh. Món tiết canh heo làm giống kiểu người Kinh thì gọi là priêng lap. Các thứ thịt rán mỡ để ăn dần, thức ăn cũng có các món quay, xào, kho ngọt, nấu đông…

Đồng bào Ê-đê làm món cá nướng gồm món ăm và món ghang. Cá luộc cũng gọi là tuk djam. Riêng món cá gói nướng gọi là kơumlà món ăn khá đặc biệt. Cá làm sạch ướp gia vị, muối, ớt, hành, hẹ, gừng, tỏi, sả, sau đùm kín lá chuối xanh rồi nướng. Người ta cho rằng món cá nướng như vậy để ngày hôm sau ăn thì mới ngon. Họ cũng có thói quen ăn sống những con cá nhỏ. Thức ăn dự trữ được làm thành mắm từ tôm, cua, cá, tép có cho gia vị vào gọi là lih

Tục ăn trầu, hút thuốc lá cũng là tập quán của người Ê-đê, phổ biến ở những người tuổi trên 40. Họ ăn trầu vỏ, trầu thuốc, hút bằng thuốc lá cuốn hoặc ống điếu. Chủ nhà cũng hay tặng khách những nhúm thuốc lá đựng trong vò sành để tỏ lòng hiếu khách.

Trong các gia đình Êđê, người đàn bà là chủ nhà, người chủ bếp, quản lý kho lương thực, giữ ngọn lửa và lo toan những bữa ăn hàng ngày cho các thành viên. Các chị em gái, các con gái hay cháu gái cũng là người giúp việc.

Khẩu phần ăn của mọi thành viên trong gia đình được phân phối theo nguyên tắc bình quân. Có ưu tiên cho người già, trẻ con, người ốm, trẻ sơ sinh và sản phụ. Khi có khách, mọi người đều có nghĩa vụ đón tiếp. Mỗi người sử dụng riêng một quả bầu khô để uống nước hàng ngày, mà không dùng chung và không dùng lẫn của nhau… Đồng bào cũng kiêng cữ để bảo vệ các nguồn nước tự nhiên cho được trong sạch. Hiện nay, họ đã có thói quen dùng nước đun sôi, nước giếng sinh hoạt và dùng nước chè mạn, cà phê để uống.

Rượu cần là thức uống thường xuyên được đồng bào ưa dùng trong lúc khát, vừa là nhu cầu vật chất, cũng là nhu cầu tinh thần để nói chuyện, giao tiếp. Nam, nữ, trẻ, già Ê-đê đều uống được, phần nhiều nhà nào cũng có các ché rượu cần, họ sử dụng để cúng thần, hiếu hỉ, rước hồn luá, chúc sức khoẻ, cầu mùa, giải hạn… Mía là một thứ giải khát được các gia đình Ê-đê trồng, nhưng họ không kéo mật làm đường. Ngày nay, do sự phát triển kinh tế theo từng vùng, đã có nhiều gia đình Ê-đê tham gia trồng mía phục vụ cho làm đường mật, bán cho nhà máy.

Xưa kia đồng bào Ê-đê lấy mật ong từ rừng, ngày nay, ngoài lấy mật ong từ rừng thiên nhiên, họ đã biết nuôi ong lấy mật tại các vườn trong gia đình. Họ cũng trồng các loại trái cây cung cấp nhiều chất ngọt và vitamin như mít, xoài, đu đủ, cam, quýt, chôm chôm, trứng gà (ô môi), thanh long, dứa, dưa gang (dưa bở), dưa leo (dưa chuột). Hiện nay, nhiều vùng cũng trồng sầu riêng, măng cụt, vú sữa, bưởi, ổi, bơ… Họ cũng có nhiều loại sản phẩm trái cây từ rừng thiên nhiên như giống xiêm rừng, chôm chôm, nhãn rừng. Các loại cây chất bột lấy từ rừng như củ mài. Trước kia thiếu muối họ dùng các cây tre, nứa, cỏ tranh đốt hoà nước làm muối gọi là ea bao. Ngày nay, muối được cung cấp tới các buôn làng rất đầy đủ.

Ché túc Bù nau (chè thiêng. Mẹ bồng con) Với đồng bào Mnông, lương thực chính là lúa tẻ. Khi chưa có dụng cụ xay xát, và cả hiện nay còn phổ biến giã gạo bằng cối gỗ và chày tay. Cơm được nấu trong nồi đất nung. Lúc ăn dỡ ra một cái thưng đan bằng tre. Họ ăn 2 bữa chính trong ngày là bữa sáng và chiều tối. Bữa trưa thì ăn cháo trên nương, cháo được nấu từ chiều hôm trước và được đựng trong quả bầu khô. Đó là món cháo chua ( por srát), khi ăn thì tu cả bình như uống một thứ giải khát, có thể ăn cùng thịt, cá, rau, đậu… Cháo chua cũng là sở thích của họ, giống như một số dân tộc thích ăn mẻ sống. Họ sử dụng lúa nếp trong các dịp cúng bái, làm bánh, trong dịp có khách, hội hè, hoặc làm bữa ăn dọc đường khi đi xa. Ngoài ra còn có ngô, sắn, khoai lang… thường chế biến bằng cách luộc hay lùi trong tro bếp. Đồng bào Mnông cũng sử dụng một số củ rừng có bột như: brun bri, brun pung, lâo, rsang kôh, lâo siêt, tlă, bơn, ngơ gar mông… Trong bữa ăn, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái ngồi quây quần một chỗ, thường là bên bếp lửa hoặc dưới kho thóc.

Khi ăn họ thường bốc ăn bằng tay, thức ăn đựng trong máng tre. Ngày nay họ đã sử dụng bát, đĩa, tô, thìa.

Người phụ nữ Mnông lo toan, đảm nhiệm mọi công việc như giã gạo, lấy nước, kiếm củi, hái rau. Việc nấu nướng vào những dịp quan trọng có thêm đàn ông tham gia. Họ làm món nướng gọi là khang; món thịt trộn với huyết gia cầm gia súc và rau rừng gọi là ir kchol mtah; món lòng heo nhồi thịt gọi dung pua; món lòng heo nhồi nếp gọi là dung ba bar. Họ cũng ưa thích món lòng nai, thịt ướp muối hoặc sấy khô.

Sông, hồ, suối cung cấp cho đồng bào nhiều loại cá, họ nấu, kho, nướng, phơi khô, làm cá muối…. Họ sử dụng các loại rau, quả trồng được và nhiều loại rau rừng. Các món ăn từ rau của đồng bào Mnông thường được xào, nấu cùng cá. thịt… sử dụng nhiều hành, gừng, sả, nhất là ớt. Rau thơm làm gia vị có nhiều loại, loại đắng như công tur, tơr nei… loại chua có dang ere, tơr yơvà ngọt như jur bôp, thường sử dụng nấu chính với các loại cá, thịt.

Nước được đựng trong các quả bầu khô, có khi nấu với một loại cây rừng như sráđể uống, tránh được chứng đau bụng.

Đồng bào Mnông làm món rượu cần gọi là rơ nơm yăng, thường làm bằng gạo tẻ, rượu ngon thì phải làm bằng nếp, với phương pháp đơn giản: Gạo nấu thành cơm, rồi dàn mỏng ra cái nia, sau khi đã trộn đều với một lượng trấu ( lơk). Men rượu ( mpei) làm bằng một loại bột cây rngơmvà một vài vị củ rừng, phải giã nhỏ, giần thành bột rắc đều lên nia cơm. Sau đó mới thêm một lần trấu nữa rồi đổ vào vò sành, bên trên ủ kín bằng lá chuối khô. Ché rượu đem ra uống sau khi ủ được một tháng. Đồng bào Mnông, cũng như đồng bào Ê-đê, có cách uống rượu giống nhau. Khi uống phải lót mấy lớp lá chuối tươi lên trên, cầm cần trúc xuyên qua lớp lá chuối xuống đáy. Nước lã được rót thêm vào đầy ché, cứ thế uống cho đến khi rượu nhạt mới thôi. Rượu cần được sử dụng để cúng thần, tiếp khách từ xa tới hay khi có việc phải hội họp đông người.

Phần đông đàn ông, đàn bà đồng bào Mnông đều có thú hút thuốc lá. Loại thuốc thái nhỏ gọi là dju nôrthì hút bằng chiếc ea bâo(chiếc tẩu), loại thuốc cuốn cả lá gọi là hút dju rha, khi hút thì lấy lá chuối khô bọc bên ngoài. Chủ nhà cũng hay tặng khách tới chơi một nhúm thuốc lá để tỏ lòng mến khách…

Trong các món ăn, họ có một vài món bánh. Bánh nếp sắn ( băn bum prơm), được chế biến bằng cách giã gạo nếp và sắn tươi, nhào cho đều với nhau rồi gói lại bằng lá chuối, sau đó đem luộc chín. Bánh nếp chuối gọi là piêng liêt pritđược làm từ chuối chín bỏ vỏ, tẩm với bột gạo nếp, gói kín bằng lá chuối, sau đó đem nướng trên than củi hoặc luộc. Bánh chưng ( pênh tlăm), cũng làm bằng gạo nếp, gói bằng lá chuối, có nhân thịt heo hoặc thịt gà xào với trứng. Món bánh bắp ( piêng liêt rdu) làm bằng ngô non, thường là ngô nếp, giã nhỏ rồi gói bằng lá chuối, sau đó đem luộc. Có khi bánh làm chay, nhưng thường có nhân thịt với hành.

Đồng bào Mnông cũng khai thác mật ong, trồng cây trái trong vườn. Họ thường sử dụng mật ong dành cho trẻ em, người yếu, người già, ăn với xôi và sử dụng nguồn cây trái của rừng như ple kơn, ple si, ple luốt, ple muối, ple plôi…

Văn hoá ẩm thực của đồng bào Ê-đê và Mnông mang những nét chung của nhiều dân tộc trên mọi miền đất nước, nhưng cũng có những nét riêng biệt, làm phong phú thêm bản sắc văn hoá Việt Nam , nhất là mỗi dịp xuân về.

Nguồn: Dân tộc & Thời đại, số 62, 1/2004
Ché túc Bù nau (chè thiêng. Mẹ bồng con)

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.
Tìm giải pháp thực hiện hiệu quả các dự án viện trợ không hoàn lại
Thủ tục hành chính thực hiện và quản lý các dự án viện trợ không hoàn lại hiện nay còn phức tạp; quy trình xét duyệt, giải ngân còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và sự hài lòng của đối tác; năng lực quản lý hạn chế; một số đơn vị thành viên thiếu chuyên môn về giám sát tài chính, báo cáo theo chuẩn quốc tế; biến động kinh tế, chính trị toàn cầu khiến nguồn viện trợ không ổn định....
Chủ tịch Phan Xuân Dũng tiếp xúc cử tri tỉnh Khánh Hòa sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV
Ngày 9-10/7, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa gồm ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, bà Đàng Thị Mỹ Hương, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và ông Nguyễn Văn Thuận đã có các buổi tiếp xúc cử tri tại xã Bác Ái Tây và xã Phước Hà sau kì họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.