Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 18/09/2006 16:10 (GMT+7)

Nên sửa sai trong nói và viết

Trong quá trình sáng tạo ấy, nhiều từ mau chóng được chấp nhận vì nó dễ hiểu và phản ứng đúng, khéo tư duy cộng đồng và nhận thức của quần chúng. Đương nhiên sẽ có những từ bị loại bỏ, rơi vào  lãng quên và mất đi hoặc phải mang theo một nghĩa mới. Trong việc này (chấp nhận hoặc loại bỏ), các phương tiện thông tin đại chúng  đóng vai trò vô cùng quan trọng và có công rất lớn trong việc làm giàu tiếng Việt của ta nhất là từ sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Nhưng gần đây, có một số từ ngữ thường xuyên bị sử dụng sai. Người ta cứ dùng một cách tự nhiên như nó vốn đã chuẩn như thế, khiến những người hiểu biết không khỏi băn khoăn.

Trong bài viết này, tôi chỉ xin nêu một vài ví dụ phổ biến.

1. Kiểm tra miệng (K.T.M): Đây là thuật ngữ phổ biến trong nhà trường. Sổ sách cũng ghi (M) để chỉ việc giáo viên kiểm tra trực tiếp bằng hỏi - đáp từng học sinh. Đã có những nụ cười châm biếm: Chú trò nhỏ đòi mẹ mua bàn chải và kem đánh răng vì cô giáo dặn ngày mai K.T.M! Miệng là công cụ để nói. Dùng phép hoán dụ tạo từ, lấy phương tiện để chỉ sự việc, hoàn toàn có thể dùng cụm từ “K.T.M”, “Kiểm tra giấy”. Tuy nhiên, bên cạnh K.T.M, chương trình lại ghi kiểm tra viết 15 phút hoặc viết một, hai tiết, ký hiệu là (V). Thế là sinh ra cọc cạch trong dùng từ. Kiểm tra viết là chính xác, vì vậy nên đổi K.T.M thành "kiểm tra nói". Nói và viết rõ ràng là hai cách để thể hiện tư duy và kiến thức. Kiểm tra nói, chữ gọn và nghĩa càng rõ. Sao ngành Giáo dục vẫn không sửa? Đã thế, còn phát triển loại hình Tập làm văn (TLV) miệng(!) mà không dùng TLV nói! Vì thế, có giáo viên đã gọi đùa bài TLV viết là TLV tay! (để đối xứng mà).

2.Vấn nạn: Theo Đại từ điển Việt Nam thì vấn nạnlà nạn bị hỏi vặn vẹo quá nhiều! Nhưng ngày nay, người ta lại dùng như một nạn vấn vít, rối bòng bong, khó gỡ, khó giải quyết (!). Ví dụ: Tham nhũng đang là một vấn nạn! Dạy thêm, học thêm đang là một vấn nạntrong giáo dục! Vấn nạnly hôn đang phổ biến ở giới trẻ...

3.Cứu cánh: Theo từ điển tiếng Việt 1992 của Viện Ngôn ngữ thì: Cứu cánhlà một danh từ chỉ mục đích cuối cùng; ví dụ: nghệ thuật là phương tiện, không phải là cứu cánh. Nhưng ngày nay đài, báo hay dùng như nghĩa của “cứu giúp”. “Đi làm thêm là cứu cánhcủa sinh viên”- “Trong khi xuất khẩu còn đang gặp trục trặc thì phải coi tiêu thụ trong nước là cứu cánh” v.v... Có lẽ do chữ “cánh” dễ gợi người ta đến sự nâng đỡ? “Trên đường dài hai cánh đỡ ta đi”(Tố Hữu-Sáng tháng Năm).

Việc dùng sai ngày càng nhiều, đặt chúng ta giữa hai con đường: Chấp nhận nghĩa nào? Chả lẽ lại công nhận cả  hai để rồi sẽ gây không ít hiểu lầm, nhất là cho người nước ngoài? Một khi nó trở thành văn bản hội nhập, giao dịch thì tác hại sẽ không thể coi là nhỏ.

Trong lịch sử không phải không có những trường hợp từ Hán bị chuyển nghĩa hoàn toàn khi thành từ Hán Việt. Chẳng hạn “tử tế” trong tiếng Hán có nghĩa là tỉ mỉ, sang tiếng Việt đã thành cách đối xử đầy đặn, chu đáo. Trải qua hàng ngàn năm, không còn người Việt nào hiểu tử tế là tỉ mỉ nữa. Còn “vấn nạn", "cứu cánh” vẫn song song hai khái niệm, một đúng, một sai. Theo tôi nên chọn lấy một.

4.Người đương thời: Cũng theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt thì “Đương thời: Thời bấy giờ”. Vậy người đương thờicó nghĩa là người thời ấy, người thuở ấy. “Những bạn đương thời của Nguyễn Du”(Huy Cận). Đó là những con người trong quá khứ. Nhưng VTV lại dùng với nghĩa là người bây giờ (!). Tại sao không dùng là "Người ngày nay" cho thuần Việt và cũng rất ấn tượng chứ sao? Phải chăng vì bệnh sính chữ nước ngoài mà dùng sai? Xin đừng để cho người ngày nay phải chấp nhận sai mãi thành đúng! Vâng, nếu vẫn thích dùng “chữ” thì xin dùng: “Người đương đại" cho phải phép!

5.Trò chơi khán giả: Tôi nghe cụm từ này thấy vướng quá. Nhưng nó cứ tồn tại từ hai năm nay trong chương trình trò chơi âm nhạc trên VTV3. Vậy là người ta lấy khán giả (người xem) ra làm trò chơi (!?) như chơi cù, chơi đu, chơi bài, chơi ô ăn quan v.v...? Thật bất nhã quá! “Phần chơi của khán giả” hoặc “Khán giả cùng chơi” văn minh, khiêm tốn, đúng nghĩa biết bao! Về mặt chữ nghĩa có gì dài hơn đâu?

Trên đây chỉ là vài ví dụ. Nó như những hạt sạn trong bát cơm thơm ngôn ngữ hiện đại của chúng ta. Chúng tôi rất mong có sự uốn nắn để tiếng Việt yêu quý ngày càng giàu đẹp và trong sáng! Sai thì sửa, có chi mà ngần ngại?

Nguồn: vietnamnet.vn, 17/01/2005

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.