Năng lượng điện - từ của vũ trụ
Những thiết bị bay vũ trụ đã nghiên cứu bề mặt hầu hết các hành tinh của hệ mặt trời và trên trái đất lỗ hổng sâu nhất là 12km. Mặc dù có nhiều thông tin về địa vật lý và số lượng lớn các cơ quan nghiên cứu khoa học đang bận giải quyết các vấn đề về địa vật lý, trong giới các nhà bác học không có những ý niệm được chấp nhận chung về nhiều quá trình diễn ra trên hành tinh. Cho đến nay, phấn lớn các nhà bác học đang cố thử lý giải sự nóng lên toàn cầu bằng hiệu ứng nhà kính và sự hoạt động công nghiệp của loài người. Không nghi ngờ gì nữa rằng điều đó ảnh hưởng đến các sự kiện khí hậu toàn cầu, nhưng không phải là quyết định.
Trái đất như hạt bụi trong vũ trụ: quá khứ, hiện tại và tương lai của nó đã, đang và sẽ được xác định bởi vị trí của hệ mặt trời trên các đường xoắn ốc vĩ đại của cuộc đời Vũ trụ. Ngày nay nó đang ở chu trình quá độ của thiên hà, chính chu trình này quyết định các quá trình toàn cầu.
Nhiều dạng bất định trong lý thuyết địa vật lý liên quan tới một điều là trên cơ sở các quan điểm khoa học thì các ý niệm về cơ khí và nhiệt vật lý chiếm ưu thế, còn điện động lực học của các quá trình vũ trụ chỉ được sử dụng trong các nghiên cứu riêng biệt. Giả thiết về điện từ vũ trụ mà trong nghiên cứu của nó có cơ sở của điện động lực học đã xuất hiện vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Giả thiết này hợp nhất điện động lực học, nhiệt vật lý học và cơ học. Trong trường hợp đó bộ phận cấu thành của nó là điện động lực học - một chương mục của vật lý học chuyên về biến đổi năng lượng cơ điện.
Những định luật điện - từ vũ trụ lần lượt kế tiếp nhau từ luận điểm là thế giới vũ trụ bao quanh chúng ta bao gồm các bộ phận biến đổi và tích lũy năng lượng. Vật chất có tính chất hạt và sóng, và tùy thuộc vào khối lượng (điện tích) của các đối tượng vật lý mà tầng số trên thang đo các sóng điện - từ chiếm dải từ 0 đến ∞.
Tất cả các đối tượng vũ trụ từ các thiên hà tới những hạt cơ bản ở trong sự chuyển động liên tục gây ra bởi năng lượng điện từ. Còn sự trao đổi năng lượng giữa tất cả các đối tượng của nó, tính tuần hoàn của các quá trình, các định luật bảo toàn (năng lượng, điện tích, khối lượng) là những định luật chính của Vũ trụ.
Quỹ đạo chuyển động của hệ mặt trời trong Thiên hà có thể biểu diễn ở dạng dây mềm điện thoại được cuộn thành đường xoắn ốc. Bước lớn của đường xoắn ốc bằng 200 ÷ 220 triệu năm, còn bước nhỏ bằng 26000 năm. Bước lớn liên quan tới sự thay đổi trục quay của Trái đất, nó quyết định nhiều sự kiện địa chất trên hành tinh.
Các chu trình nhỏ cũng liên quan đến nhiều sự thay đổi đáng kể trong cuộc đời của Trái đất . Trên Hình 1 trình bày vòng quỹ đạo thiên hà nhỏ của hệ Mặt trời. Vòng đó có phần nhỏ hình elíp (ab) và (cd) với độ dài thời gian 5 ÷ 6 thế kỷ (thế kỷ XX ÷ XXVI) và phần kéo dài 130 thế kỷ (bc) và (de). Những đoạn ngắn của quỹ đạo là những hoạt động mạnh nhất. Trong 5 ÷ 6 thế kỷ xảy ra sự nung nóng các hành tinh của hệ Mặt trời và trái đất của chúng ta do sự hãm phanh lại, điều đó dẫn tới sự nóng nên toàn cầu, và sau đó sự tăng tốc độ quay của Trái đất dẫn tới sự làm lạnh và tiếp tục quá trình của hành tinh (sự thay thế các vùng nóng và lạnh) và những sự thay đổi luân chuyển các dòng hải dương và khí quyển.
Chutrình thiên hà chuyển tiếp đã xuất hiện vào đầu thế kỷ XX. Trong 100 năm, trên Trái đất, những thay đổi rõ nét về khí hậu, nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng xấp xỉ 1°C, đã thay đổi dòng hải dương vùng xích đạo, điều đó đã ảnh hưởng nhiều hơn đến sinh khuyển, những vùng giầu có về hải sản không còn thích hợp cho việc đánh bắt công nghiệp, các nhà máy cá đóng hộp phải ngừng hoạt động trên bờ biển phía Tây của Nam Mỹ và Canada. Đã xuất hiện dòng nước nóng ở Thái bình Dương (ELNINO) làm thay đổi hệ động vật biển của phần phía Nam Thái Bình Dương. Trong 25 năm liên tiếp đã 22 lần phải chỉnh thêm thời gian mỗi ngày đêm lên 1 giây. Sau 100 năm, biên giới vùng nóng và lạnh trên Trái đất đã dịch chuyển về phía tây 30÷35° theo đường xích đạo (hình 2). Sự dịch chuyển đó đang ấn định luồng ngang (ln) mà vị trí của nó phụ thuộc vào vị trí tương đối của mặt phẳng ln so với dòng năng lượng chính.
Sự thay đổi khí hậu trên hành tinh ngày nay được xác định bởi sự nóng lên toàn cầu chung và sự dịch chuyển của các vùng nóng và lạnh. Trong những vùng này thì 2 yếu tố đó xếp chồng (sự nóng lên toàn cầu và xuất hiện vùng nóng), còn ở những vùng khác nhũng yếu tố đó tác động đối nghịch nhau.
![]() |
Hình 2: Luồng ngang trên ảnh phẳng của trái đất (T, X – các vùng nóng và lạnh của hành tinh. Các vùng gạch nghiêng - vị trí các động cơ của hành tinh ở Bắc và Nam bán cầu) |
![]() |
Hình 3: Những chỗ đứt gẫy của hành tinh |
Đáng ngạc nhiên, nhưng thực sự là mùa đông năm 2006 vùng Bắc Dvina đã bị thiếu nước, có thể vấn đề liên quan đến sự mở rộng diện tích vùng băng đóng vĩnh cửu. Ở đông bắc phần Châu Âu (vùng Vorkuta) đang xảy ra thời tiết trở lạnh và sự chuyển động đường biên vùng băng đóng vĩnh cửu về phía Nam, còn ở Đông Xibia thì nóng lên và băng vĩnh cửu lùi xa lên phía bắc đã tới 1000km. Luồng ngang ấn định hướng của các dòng đại dương chính. Theo các số liệu của các nhà hải dương học thì hải lưu Golfstream đã giảm 20% công suất và xu hướng đó vẫn còn tiếp tục. Qua 100 năm nữa sự nóng lên ở Tây Âu sẽ chấm dứt và sự trở lạnh đáng kể ở các nước Bắc Âu sẽ dẫn tới sự xuất hiện băng hà ở các nước Scandinavia. Dòng nước lạnh Kurosivo sẽ trở nên ấm hơn và làm thay đổi khí hậu vùng Viễn Đông. Sự thay đổi luân chuyển của các hải lưu làm thay đổi sự luân chuyển các khối không khí của khí quyển, điều đó ấn định khí hậu của hàng loạt khu vực trên hành tinh.
Cuối thế kỷ XX đã trở nên nóng nhất trong suốt lịch sử của nền văn minh. Trong 20 năm gần đây Trái đất trung bình đã nóng thêm 0,2°C. Những mùa đông đã trở nên ấm hơn mùa hè kéo dài lâu hơn, còn mùa thu đến muộn hơn. Các loài động vật và thực vật đã phải đứng trước sự tất yếu là phải thích ứng với các điều kiện đang thay đổi nhanh chóng. Hàng trăm loại thảo mộc nở hoa sớm hơn so với 50 năm trước đây.
Sự dịch chuyển luồng ngang sang phía tây đã dấn tới sự dịch chuyển của các vùng năng lượng trên hành tinh từ vùng biển Caribê tới phần tây – nam Thái Bình Dương, ở đông bán cầu từ vùng Philippin đến Malaysia . Đã thay đổi phương hướng chuyển động cả các trận bão tố và hướng vào Mêhicô và các bang phía nam của Mỹ. Mọi người đều còn nhớ sự kiện ở New Orlean cướp đi hàng nghìn sinh mạng. Trận bão mạnh chưa từng thấy đã xảy ra vào cuối tháng 3/ 2006 tại Úc.
Xét theo quan điểm năng lượng, hàng tinh của chúng ta là hệ thống điện cơ trong đó máy phát từ thủy động hợp nhất trong một máy với hệ động cơ đơn cực. Trái đất cũng như các hàng tinh khác có hai động cơ đặt ở các bắc bán cầu và nam bán cầu tại các vĩ độ trung bình trên bề mặt của lõi rắn. Bởi vì máy phát và động cơ hợp nhất, các dòng điện của lõi bằng hiệu số và cùng tầm vỡ với các dòng ngắn mạch xung kích trong các hệ thống điện. Sự khác biệt là ở chỗ trong điều kiện ở trái đất đó là những dòng điện xoay chiều tức thời, còn các dòng của lõi là điện một chiều chạy liên tục. Rotor của động cơ đơn cực là macma lỏng.
Trái đất trao đổi năng lượng với vũ trụ. Bẩy ngày trái đất nhận năng lượng và bảy ngày hoàn trả lại năng lượng. Điều đó được gọi là những chu trình thời tiết. Lý thuyết về điện - từ của Vũ trụ thuyết minh rõ ràng những hiện tượng đó. Mặt trăng hoàn tất một vòng quay trọn vẹn quanh trái đất trong 28 ngày đêm, điều đó dẫn tới sự tạo thành các dòng điện xoay triều với chu kỳ 28 ngày đêm. Momen điện - từ bằng tích số các dòng điện và có chu kỳ 14 ngày đêm, còn nửa chu kỳ bằng 7 ngày đêm, điều đó cũng ấn định những chu trình thời tiết.
Khi Trái đất tăng tốc và nhận được năng lượng từ Vũ trụ, các phản bão táp được tạo ra, khi trái đất chậm lại – nó hoàn trả năng lượng vào vũ trụ và các bão táp được tạo ra. Những thay đổi tốc độ không đáng kể, nhưng chúng được xác định bằng thực nghiệm và kèm theo bằng sự thay đổi động năng với công suất hàng chục triệu KW.
Thành tựu quan trọng của lý thuyết điện - từ vũ trụ là xác lập sự kiện bố trí các hành tinh của hệ mặt trời trên các hệ ba cao và thấp của từ trường thuộc mặt trời. Từ trường của Mặt trời giữ lại các hành tinh hàng tỷ năm trên các quỹ đạo của chúng. Trong tất cả các hành tinh chỉ có sao Thổ tồn tại ở chế độ dị bộ. Giống như cuộn dây chống dao động của các máy điện đồng bộ có tác động ổn định cho hệ thống điện, các vòng quay của sao Thổ đảm bảo sự tồn tại ổn định của hệ Mặt trời.
Trong sự trao đổi năng lượng giữa Mặt trời và Trái đất trên các tần số siêu thấp, những chỗ đứt gẫy trên vỏ trái đất có ý nghĩa lớn, bởi vì tại những địa điểm đó xảy ra ít sức cản trên đường đi của năng lượng từ lõi vào Vũ trụ và từ Vũ trụ đến máy phát điện - từ thủy động của hành tinh.
Trên hình 3 trình bày những chỗ đứt gẫy chính của vỏ trái đất và trên những chỗ đứt gẫy đó chỉ rõ vị trí của luồng ngang vào năm 2000.
Sự kích hoạt của những đứt gẫy ở các địa điểm mới liên quan tới sự dịch chuyển trong 100 năm của vị trí ln trên 30-35° về phía Tây.
Ngày nay những vùng kích hoạt là những chỗ đứt gẫy giữa các mảng châu Phi và Ấn – Úc, châu Phi và Âu Á. Bằng chứng về hiện tượng đó là các trận sóng thần gây thảm họa ở vùng đảo Sumatra vào tháng 12/2005.
Có thể tiên đoán đối với phần châu Âu về sự kích hoạt của những trện động đất và các sự kiện nặng lượng toàn cầu khác dọc theo những chỗ đứt gẫy đó và đặt biệt ở các vùng Kavkaz, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và vùng Địa Trung Hải. Đối với châu Mỹ nguồn bất hạnh có thể là mảng Bắc Mỹ với chỗ đứt thuộc vùng California .
Các thế hệ bắt đầu từ thế kỷ XX cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề khoa học - kỹ thuật và địa chất phức tạp nhất mà tương lai nền văn minh nhân loại phụ thuộc vào chúng.
Chiến lược của toàn nhân loại phải xuất phát từ các sự kiện toàn cầu của quá trình thiên hà chuyển tiếp – quá trình sẽ quyết định sự sinh tồn của nhân loại ngay những năm tới và hơn nữa, hàng thế kỷ tới.