Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 06/05/2009 22:08 (GMT+7)

Năm kiến nghị về khai thác bauxit ở Tây Nguyên

1.      Tiến hành đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) cho quy hoạch và kế hoạch khai thác, chế biến khoáng sản bauxit ở Tây Nguyên: Mục tiêu là nhận dạng và đánh giá tổng hợp các hậu quả môi trường chính yếu của quy hoạch và kế hoạch trên cơ sở đó lồng ghép mục tiêu bảo vệ môi trường vào quá trình điều chỉnh và thực hiện quy hoạch, kế hoạch. Mặt khác quy hoạch, kế hoạch cần phải dựa vào phân tích dự báo xu thế cung cầu của thị trường thế giới và trong nước và tích hợp đầy đủ các phương pháp đánh giá được khuyến nghị dựa trên nguyên tắc xây dựng các kịch bản (phương án) phát triển khác nhau cho việc xây dựng các nhà máy alumin và điện phân nhôm. Trong đó, phương án cao nhất là sẽ vẫn được thực hiện chương trình theo quy hoạch đã được phê duyệt và phương án thấp nhất là chỉ sẽ triển khai 1 nhà máy đã khởi công ở Lâm Đồng (thậm chí không triển khai nếu thấy nhiều nguy cơ bất lợi về mặt kinh tế, xã hội và môi trường), ở giữa 2 phương án này cũng có thể xem xét thêm vài phương án trung gian nữa để dưa vào tính toán.

2.Triển khai chương trình điều tra, nghiên cứu Tây Nguyên: Đối với vùng Tây Nguyên, kiến nghị Chính phủ sớm đưa chương trình nghiên cứu Tây Nguyên III (chương trình Tây Nguyên II đã được triển khai nghiên cứu cách đây hơn 20 năm) vào cuộc để làm cơ sở cho quy hoạch phát triển tổng thể khu vực này, trong đó bauxit sẽ tham gia như một ngành công nghiệp đáng lưu tâm. Cần nghiên cứu, phân tích và đặt việc khai thác khoáng sản bauxit trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Đông Nambộđể đề ra chiến lược phát triển vĩ mô cấp vùng.

3.Xây dựng chương trình khai thác khoáng sản thí điểm: Trong bối cảnh hiện nay, chỉ nên tập trung vào xây dựng 1 nhà máy thí điểm Tân Rai, Lâm Đồng. Chưa nên nóng vội triển khai xây dựng nhà máy alumin Nhân Cơ vì không khả thi bởi thị trường alumin trên Thế giới giai đoạn này chưa ổn định, hơn nữa chúng ta chưa có những chuẩn bị chu đáo và cần thiết để đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và lực lượng nhân công vì vậy rủi ro rất lớn.

4.Các nhà khoa học, các nhà đầu tư nước ngoài cũng như nhiều chuyên gia của TKV đều thống nhất rằng hợp lý hơn cả là xây dựng nhà máy alumin ở vùng duyên hải Bình Thuận, vận chuyển quặng tinh bằng đường ống.Trong trường hợp đó thì hiệu quả kinh tế chắc chắn sẽ cao hơn, xử lý bùn đỏ dễ dàng hơn và vấn đề đảm bảo an ninh, quốc phòng cũng hiệu quả hơn. Quyền lợi của các tỉnh Tây nguyên cũng có thể được đáp ứng thích đáng theo cách mà Chính phủ đã giải quyết về chia sẻ quyền lợi giữa Nghệ An và Thanh Hoá khi xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Mai.

5. Với chức năng, nhiệm vụ của mình và khả năng tập hợp chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau; Liên hiệp hội Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia chương trình đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch bauxit và chương trình nghiên cứu Tây Nguyên III để tham mưu, góp phần tư vấn cho Trung ương Đảng và Chính phủ lựa chọn phương án phát triển Tây Nguyên và bauxit ở Tây Nguyên khả thi nhất.

Xem Thêm

Phú Thọ: Tìm giải pháp nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội
Ngày 17/12, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và Hội Thống kê tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ so với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2023; đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.

Tin mới

Hội nghị Hội đồng Trung ương LHHVN lần thứ 9 (Khóa VIII): Kiện toàn nhân sự Đoàn Chủ tịch, Hội đồng trung ương
Sáng ngày 20/12, Phiên buổi sáng Hội nghị Hội đồng Trung ương lần thứ 9, khóa VIII của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc tiến hành bầu bổ sung Ủy viên Hội đồng Trung ương và bầu bổ sung Ủy viên Đoàn Chủ tịch LHHVN khóa VIII.
Bình Định: Liên hiệp Hội hoàn thành tốt hoạt động năm 2024
Sáng 18/12, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 16 (mở rộng), khóa V, nhiệm kỳ 2018-2025 dưới sự chủ trì của bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Liên hiệp hội tỉnh, cùng với sự tham dự của các ủy viên Ban Chấp hành LHH khóa V, nhiệm kỳ 2018-2025.
Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý với công tác truyền thông, phổ biến kiến thức
Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý (Tổ chức khoa học công nghệ thuộc Liên hiệp hội Việt Nam) được thành lập năm 2013 hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Nghiên cứu khoa học và thực hiện các đề tài liên quan đến chính sách, pháp luật và quản lý, trong đó có công tác truyền thông, phổ biến kiến thức.
Vinh danh 77 Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024
Việc vinh danh và trao chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN cho các kỹ sư của Việt Nam năm 2024 đã thể hiện được uy tín của chương trình và nhu cầu ngày càng cao của các kỹ sư trong lĩnh vực điện lực nói riêng, kỹ sư tại Việt Nam nói chung.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.
Phú Thọ: Tìm giải pháp nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội
Ngày 17/12, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và Hội Thống kê tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ so với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2023; đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
Phú Yên: Kết quả sau một năm nhìn lại
Qua một năm hoạt động, Liên hiệp Hội Phú Yên đã đạt được những kết quả nhất định, không chỉ phản ánh sự cố gắng của Liên hiệp Hội Phú Yên trong việc phát triển khoa học và kỹ thuật, mà còn cho thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tỉnh để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.