Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 19/12/2024 16:37 (GMT+7)

Vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo tồn đa dạng sinh học là trực tiếp góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân, bảo tồn đa dạng sinh học là quyền, trách nhiệm của cộng đồng.

Ngày 19/12 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức hội thảo “Vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong bảo tồn đa dạng sinh học”, hội thảo dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Quang Thao; Phó TTK kiêm trưởng ban Ban KHCN &MT LHHVN Lê Công Lương; PCT Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Lê Xuân Cảnh.

tm-img-alt

Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Quang Thao; Phó TTK kiêm trưởng ban Ban KHCN &MT LHHVN Lê Công Lương; PCT Hội Bảo vệ Thiên nhiên và môi trường Lê Xuân Cảnh đồng chủ trì hội thảo

Vai trò quan trọng  của Đa dạng sinh học

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Quang Thao nhấn mạnh:  Giá trị của đa dạng sinh học là vô cùng to lớn và có thể chia thành hai loại giá trị: giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp. Giá trị kinh tế trực tiếp của tính đa dạng sinh học là những giá trị của các sản phẩm sinh vật mà được con người trực tiếp khai thác và sử dụng cho nhu cầu cuộc sống của mình; còn giá trị gián tiếp bao gồm những cái mà con người không thể bán, những lợi ích đó bao gồm số lượng và chất lượng nước, bảo vệ đất, tái tạo, giáo dục, nghiên cứu khoa học, điều hòa khí hậu và cung cấp những phương tiện cho tương lai của xã hội loài người.

Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng để phát triển kinh tế xanh, bền vững, là giải pháp trước mắt, lâu dài để bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu; bảo tồn đa dạng sinh học là trực tiếp góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân, bảo tồn đa dạng sinh học là quyền, trách nhiệm của cộng đồng.

tm-img-alt

Phó Chủ tịch LHHVN Phạm Quang Thao

Phó Chủ tịch LHHVN cho rằng, việc bảo vệ đa dạng sinh học là việc làm cấp thiết mà mỗi vùng quốc gia lãnh thổ, mỗi tổ chức, mỗi ngành, mỗi cá nhân nên có những biện pháp để phát triển. Việc thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên cũng là điều kiện cần và đủ để việc nâng cao quản lý nguồn tài nguyên đa dạng sinh học được phát triển tốt nhất..

Ông Nguyễn Xuân Qúy đến từ Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học đã  giới thiệu quy hoạch bảo tồn ĐDSH quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, được áp dụng xuyên suốt quan điểm bảo tồn vị nhân sinh, bảo tồn để phát triển; Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học nhằm ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi đà suy giảm, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, ứng phó với BĐKH, phục vụ PTBV; Kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ, bảo tồn đa dạng sinh học ngoài phạm vi các khu BTTN; Chú trọng phục hồi, nâng cấp chất lượng các đối tượng quy hoạch đang bị suy thoái; hạn chế tối đa việc phá hủy hệ sinh thái tự nhiên, thay đổi mục đích sử dụng đất tại các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ.

tm-img-alt

Ông Nguyễn Xuân Qúy (Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học) tham luận

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Qúy, quy hoạch bảo tồn ĐDSH quốc gia giúp hợp tác hiệu quả giữa các ngành trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo tồn đa dạng sinh học nhằm bảo tồn, phát huy giá trị nguồn vốn tự nhiên cho PTBV đất nước. Đồng thời, tăng cường các biện pháp dựa vào thiên nhiên, phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học phục vụ bảo vệ môi trường, an ninh nguồn nước, giảm nhẹ thiên tai, chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phát triển nhanh và bền vững đất nước…

tm-img-alt

Toàn cảnh hội thảo

Bài học rút ra từ công tác bảo tồn ĐDSH tại vườn quốc gia Vũ Quang

Chủ tịch LHH Hà Tĩnh Đỗ Khoa Văn đã đưa ra  một số kinh nghiệm, sáng kiến trong bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học ở vườn quốc gia Vũ Quang thời gian qua đã đem lại những hiệu quả hết sức khả quan và bền vững bao gồm trang bị các kỷ năng và ứng dụng khoa học công nghệ trong thực hiện nhiệm vụ:

+ Kỹ năng nhận dạng một số loại thực vật phổ biến có độc tố gây nguy hiểm và cách sơ cứu nhằm nâng cao công tác tuyên truyền giáo dục môi trường và kỷ năng cho cộng đồng dân cư vùng đệm sống gần rừng Vườn Quốc gia Vũ Quang- Hà Tĩnh

+ Kỹ năng nhận dạng một số loài Rùa nguy cấp quý hiếm tại Vườn Quốc gia Vũ Quang và khu vực vùng đệm nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật và nhận thức cho cộng đồng dân cư vùng đệm

+ Nâng cao hiệu quả trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, giám sát các loài động vật hoang dã thông qua hệ thống Camera Trap (Bẫy ảnh hệ thống) tại Vườn Quốc gia Vũ Quang

+ Điều tra một số loài động vật hoang dã quan trọng thông qua hệ thống bẫy ảnh chủ đích theo khu vực tiềm năng làm cơ sở cho công tác nghiên cứu, bảo tồn tại VQG Vũ Quang.

+ Tổng hợp các loài thực vật nằm trong danh lục sách đỏ Việt Nam , phụ lục các loài cấm khai thác phân bố tại Vườn Quốc gia Vũ Quang và cách nhận dạng một số loài nguy cơ dễ bị khai thác tại khu vực, phục vụ cho công tác bảo tồn cũng như xử lý vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng của lực lượng Kiểm lâm tại đơn vị

+ Tổng hợp các loài thú quý hiếm phân bố tại Vườn Quốc gia Vũ Quang, liệt kê và nhận dạng nhanh một số loài nguy cấp, quý hiếm  dễ  bị tác động, phục vụ cho công tác bảo tồn loài động vật tại khu vực

+ Tăng cường công tác thực thi pháp luật về bảo vệ các loài động thực vật nguy hoang dã nguy cấp cho cán bộ Vườn Quốc gia Vũ Quang Hà Tĩnh

+ Việc liên kết, phối hợp đồng bộ các giải pháp và chính sách như tư vấn, nghiên cứu ứng dụng KHCN; thực hiện các dự án điều tra, bảo tồn tác động thực vật quý hiếm; giải quyết hài hòa các lợi ích và kinh tế cho người dân trong vùng đệm; bố trí đội ngũ, cán bộ quản lý Vườn QG có năng lực và tâm huyết...là những kinh nghiệm thực tiễn rất quý báu, rút ra từ kết quả bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học tại đây. 

05 giải pháp trong các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học

Tại hội thảo Chủ tịch Liên hiệp hội Thái Bình Trần thị Hòa đưa ra 05 giải pháp phát  huy hiệu quả hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học cần thực hiện:

1- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, phổ biến chính sách, luật pháp về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng nâng cao nhận thức, hiểu biết và chủ động, tự giác tham gia bảo vệ nguồn đa dạng sinh học của tỉnh

2- Khi tổ chức các hội thảo khoa học, cần chọn lựa những vấn đề cấp thiết để tập trung thực hiện, nhất là các vấn đề mới như: xây dựng nông thôn mới, đa dạng sinh học, chống biến đổi khi hậu bảo vệ môi trường…

3- Thực hiện tốt hơn công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo hướng nâng cao chất lượng, đặc biệt là tính khoa học và thực tiễn; tăng số nhiệm vụ thực hiện; mở rộng phạm vi so với thời gian trước; phương pháp thực hiện linh hoạt hơn phù hợp với những vấn đề mà xã hội quan tâm, đặc biệt là các vấn đề về đa dạng sinh học, Biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.

tm-img-alt

Chủ tịch Liên hiệp hội Thái Bình Trần thị Hòa

4- Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nhiều dự án phi chính phủ vào Việt Nam Đồng thời đẩy mạnh các diễn đàn, hội nghị, hội thảo khoa học về đa dạng sinh học; các hoạt động nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học; tổ chức quảng bá các điểm du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học...

5- Các cấp lãnh đạo, các ngành phải thực sự quan tâm đến hoạt động đa dạng sinh học, coi sự sáng tạo trong khoa học và công nghệ là nguồn lực, giải pháp cho sự phát triển. Chính quyền các cấp phải đưa vào Nghị quyết cấp uỷ, HĐND và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm để đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu bảo tồn đa dạng sinh học.

Xem Thêm

Phú Thọ: Tìm giải pháp nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội
Ngày 17/12, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và Hội Thống kê tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ so với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2023; đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.

Tin mới

Bình Định: Liên hiệp Hội hoàn thành tốt hoạt động năm 2024
Sáng 18/12, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 16 (mở rộng), khóa V, nhiệm kỳ 2018-2025 dưới sự chủ trì của bà Nguyễn Thị Thanh Bình – Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Liên hiệp hội tỉnh, cùng với sự tham dự của các ủy viên Ban Chấp hành LHH khóa V, nhiệm kỳ 2018-2025.
Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý với công tác truyền thông, phổ biến kiến thức
Viện Chính sách, Pháp luật và Quản lý (Tổ chức khoa học công nghệ thuộc Liên hiệp hội Việt Nam) được thành lập năm 2013 hoạt động trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ như: Nghiên cứu khoa học và thực hiện các đề tài liên quan đến chính sách, pháp luật và quản lý, trong đó có công tác truyền thông, phổ biến kiến thức.
Vinh danh 77 Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024
Việc vinh danh và trao chứng chỉ Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN cho các kỹ sư của Việt Nam năm 2024 đã thể hiện được uy tín của chương trình và nhu cầu ngày càng cao của các kỹ sư trong lĩnh vực điện lực nói riêng, kỹ sư tại Việt Nam nói chung.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.
Phú Thọ: Tìm giải pháp nâng cao trình độ phát triển kinh tế xã hội
Ngày 17/12, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Cục Thống kê tỉnh và Hội Thống kê tỉnh tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ so với các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2023; đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo.
Phú Yên: Kết quả sau một năm nhìn lại
Qua một năm hoạt động, Liên hiệp Hội Phú Yên đã đạt được những kết quả nhất định, không chỉ phản ánh sự cố gắng của Liên hiệp Hội Phú Yên trong việc phát triển khoa học và kỹ thuật, mà còn cho thấy sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong tỉnh để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.