Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/12/2024 16:32 (GMT+7)

Cần đổi mới cả nội dung và hình thức trong hoạt động tư vấn, phản biện

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả, bảo đảm các ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các tổ chức nghề nghiệp có giá trị thiết thực và mang tính khả thi, tính thuyết phục cao, cần phải đổi mới kịp thời cả nội dung và hình thức và cơ chế chính sách …

Ngày 24/12, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Tổng kết hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội năm 2024 của Liên hiệp Hội Việt Nam và các Hội thành viên”. Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi; Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam Nguyễn Quyết Chiến đồng chủ trì hội thảo.

tm-img-alt

Quang cảnh buổi hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng nêu rõ: Sau 10 năm triển khai Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày 14-2-2014 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: Hoạt động ngày càng đi vào nề nếp và luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đội ngũ trí thức để đóng góp vào quá trình xây dựng đất nước; thông qua hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên đã tập hợp được đội ngũ chuyên gia đa ngành, đa lĩnh vực tâm huyết với đất nước, ngành, lĩnh vực và địa phương; hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội cung cấp thêm thông tin, tư liệu khoa học cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan trước khi ra quyết định, đóng góp vào quá trình xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả các đề án/dự án quan trọng của ngành, lĩnh vực và địa phương.

tm-img-alt

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc.

Trình bày báo cáo tổng kết, Trưởng ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội Liên hiệp hội Việt Nam Bùi Kim Tuyến cho biết, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội ngày càng được Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên coi trọng. Các hội thành viên của Liên hiệp Hội Việt Nam đã tập hợp được nhiều chuyên giỏi về chuyên môn và tâm huyết; sẵn sàng gia tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các chủ trương, chính sách, chương trình, dự án với Đảng và Nhà nước... Trong giai đoạn 2021-2024, mỗi năm Liên hiệp Hội Việt Nam góp ý khoảng 10-15 dự thảo chủ trương, chính sách, đề án, dự án quan trọng theo đề nghị của các cơ quan Trung ương, Bộ ngành; đồng thời, chủ động tổ chức khoảng 10-12 nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội có tính thời sự cao, tác động đến cộng đồng xã hội, hoặc trí thức quan tâm, nhất là các vấn đề về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, các vấn đề về công tác trí thức.

tm-img-alt

Trưởng ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội Liên hiệp hội Việt Nam Bùi Kim Tuyến trình bày báo cáo tổng kết hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội năm 2024 của Liên hiệp Hội Việt Nam

Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều khó khăn do các nhiệm vụ thường có khối lượng tài liệu lớn, nội dung mới và phức tạp, thời gian thực hiện ngắn, chế độ chưa tương xứng. Một số vấn đề tư liệu, tài liệu không đầy đủ, đã ảnh hưởng đến chất lượng tư vấn, phản biện. Việc đặt hàng của cơ quan Đảng và nhà nước chưa gắn với các điều kiện như kinh phí và các điều kiện khác, khiến cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các hội, nhất là các hội chuyên ngành gặp khó khăn và bị động. Bên cạnh đó, một số nhà khoa học còn có tâm lý e ngại, nể nang nên tiếng nói phản biện của Liên hiệp Hội và các hội thành viên còn chưa mạnh mẽ... Bà Bùi Kim Tuyến thẳng thắn thừa nhận. 

tm-img-alt

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi nhấn mạnh, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong bối cảnh đặc biệt, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần đổi mới cả về nội dung và hình thức. Việc đổi mới này đòi hỏi tư duy phát triển cũng như đổi mới trong xây dựng chính sách pháp luật. Do đó, những kiến nghị sửa đổi Quyết định số 14 là cần thiết. Theo đó, cần xác định địa vị pháp lý của Liên hiệp Hội và các hội thành viên trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội.

Theo Phó Chủ nhiệm Tạ Đình Thi, Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên cần đánh giá sâu hơn, kỹ lưỡng hơn những tồn tại, hạn chế của Quyết định số 14 bằng những số liệu, phân tích cụ thể. Điều này đòi hỏi Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên phải có những cuộc làm việc với một số Bộ ngành liên quan để tạo được sự đồng thuận trong cách thức thực hiện, sửa đổi Quyết định số 14, đưa ra phương hướng cụ thể. Bên cạnh đó, cần nêu rõ vai trò, trách nhiệm, cơ sở pháp lý của các cơ quan, Bộ ngành trong xây dựng chính sách.

tm-img-alt

Các chuyên gia, nhà khoa học tham dự hội thảo

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả, bảo đảm các ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các tổ chức nghề nghiệp có giá trị thiết thực và mang tính khả thi, tính thuyết phục, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Tùng Mậu đề nghị cần đổi mới cơ chế chính sách về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội thông qua việc ban hành văn bản mới có giá trị pháp lý cao hơn, hoặc sửa đổi, bổ sung Quyết định 14/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tạo sự đồng thuận trong các cơ quan, tổ chức và xã hội về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam. Bên cạnh đó, cần làm rõ và có chế tài cụ thể nâng cao tính pháp lý về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam; đồng thời, quy định cụ thể về trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức có đề án, dự án cần tư vấn, phản biện và giám định xã hội, đặc biệt trong việc cung cấp thông tin, tư liệu phục vụ cho hoạt động này của Liên hiệp Hội Việt Nam. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu sửa đổi để chính sách tài chính cho hoạt động này không khập khiễng so với hoạt động khoa học và công nghệ khác.

tm-img-alt

Phó chủ tịch Hội KHKT Đúc luyện kim Việt Nam Tô Duy Phương phát biểu

Đánh giá cao những kết quả về hoạt động Tư vấn, phản biện và giám định xã hội  mà Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên đã đạt được trong 10 năm qua, các đại biểu của các Hội thành viên cũng chỉ rõ một số khó khăn mà công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội phải đối mặt. Cụ thể, một số vấn đề tư liệu, tài liệu không đầy đủ, đã ảnh hưởng đến chất lượng tư vấn, phản biện; Việc đặt hàng của cơ quan Đảng và nhà nước chưa gắn với các điều kiện như kinh phí và các điều kiện khác, khiến cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các hội, nhất là các hội chuyên ngành gặp khó khăn và bị động; Một số nhà khoa học còn có tâm lý e ngại, nể nang nên tiếng nói phản biện của Liên hiệp Hội và các hội thành viên còn chưa mạnh mẽ.

tm-img-alt

Chủ tịch Liên hiệp hội Phú Thọ Hồ Đình Lưỡng phát biểu

Phát biểu tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học, đại diện Liên hiệp hội ở địa phương tập trung đóng góp ý kiến, đề xuất một số giải pháp để tiếp tục đổi mới nội dung và hình thức hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của cả hệ thống từ Trung ương đến Liên hiệp hội địa phương phù hợp với tình hình phát triển đất nước hiện nay. Theo đó, các đại biểu cho rằng, cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho những Liên hiệp hội ở các địa phương hoạt động tích cực, chất lượng tốt và có đủ các điều kiện, nguồn lực qua đó lan tỏa hoạt động của Liên hiệp hội, đóng góp bằng những hành động thiết thực với địa phương.  

Một số ý kiến đề xuất cần có cơ chế tập hợp, xây dựng hệ thống mạng lưới chuyên gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội đảm bảo đủ năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt là các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao, uy tín và có nhiều kinh nghiệm trong quản lý kinh tế - xã hội. Ngoài ra, cần nâng cao tính chủ động, chuyên nghiệp, hiệu quả của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Từng bước xây dựng cơ sở thông tin phục vụ cho tư vấn, phản biện và giám định xã hội như các văn bản quy phạm pháp luật, các dự án quy hoạch phát triển, các tài liệu tham khảo chuyên ngành.

tm-img-alt

Toàn cảnh hội thảo

Cũng tại hội thảo, đại diện Liên hiệp hội ở các địa phương cũng đề xuất xây dựng, ban hành quy trình tác nghiệp, cơ chế phối hợp về thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp hội theo hướng đổi mới cách thức giao nhiệm vụ để phù hợp với các quy định về ngân sách. Bên cạnh đó là định kỳ tổ chức các buổi gặp gỡ, tạo diễn đàn cung cấp, chia sẻ, nắm bắt thông tin dư luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án quan trọng của quốc gia và thành phố, những vấn đề nóng, phát sinh, qua đó có thể gợi mở những vấn đề cần tham gia hoặc đề xuất tư vấn, phản biện và giám định xã hội với cơ quan Nhà nước và địa phương…

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Tin mới

Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.
Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.