Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 24/12/2024 08:27 (GMT+7)

Chống lãng phí phải tự giác, tự nguyện, như cơm ăn, áo mặc hằng ngày

Đây là chủ đề có ý nghĩa rất quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực thiễn sâu sắc, phục vụ cho tham mưu, đề xuất các quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển trong giai đoạn mới…

Ngày 23/12, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Pháp luật và xã hội đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề "Giải pháp chống lãng phí đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới".

tm-img-alt

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng cho biết đây là chủ đề nghiên cứu rất cấp bách trong bối cảnh hiện nay, khi lãng phí không chỉ là một vấn đề kinh tế - xã hội nhức nhối, mà còn là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của quốc gia. Tình trạng lãng phí trong khai thác tài nguyên, đầu tư công, quản lý tài sản công và thực thi chính sách vẫn đang đặt ra những yêu cầu cấp bách về đổi mới thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý và trách nhiệm giải trình.

tm-img-alt

Quang cảnh hội thảo

Hội thảo tập trung vào các nội dung trọng tâm chính về tư tưởng Hồ Chí Minh và văn hóa pháp lý về chống lãng phí; yêu cầu, định hướng và giải pháp tổng thể; cùng các vấn đề liên quan đến cải cách hành chính, trách nhiệm của người đứng đầu, vai trò của các tổ chức xã hội, nhân dân. Chủ tịch Phan Xuân Dũng nhấn mạnh đây là cơ hội quý báu để các nhà khoa học, chuyên gia và nhà quản lý cùng thảo luận, chia sẻ ý kiến, từ đó đưa ra các giải pháp đột phá, thiết thực.

tm-img-alt

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật và xã hội Phan Trung Lý

Tại hội thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật và xã hội Phan Trung Lý chia sẻ về yêu cầu, định hướng của hội thảo, ông cho biết đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, là thời điểm để định hình tương lai, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực, làm giàu cho đất nước, đúng như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nói: "Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Một trong những yêu cầu quan trọng để biến cơ hội đó thành hiện thực là phải kiên quyết và triệt để phòng chống lãng phí. Chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hằng ngày”, thành văn hóa ứng xử của mỗi người dân trong thời đại mới.

Ông Phan Trung Lý nhấn mạnh, phòng chống lãng phí là yêu cầu là chủ trương lớn, xuyên suốt trong tiến trình lãnh đạo cách mạng của Đảng. Đặc biệt lãng phí phổ biến hiện nay gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng như hệ lụy về vật chất, hệ lụy về niềm tin, hệ luỵ về hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Viện trưởng Phan Trung Lý khẳng định lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

Đồng thời, ông Phan Trung Lý cũng đã chia sẻ về những thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí và cần được triển khai quyết liệt, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hằng ngày”, thành văn hóa ứng xử của mỗi người dân trong thời đại mới.

tm-img-alt

Nguyên Vụ Trưởng vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) Đinh Văn Minh phát biểu

Nguyên Vụ Trưởng vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) Đinh Văn Minh bày tỏ, một trong những thông điệp đáng chú ý trong bài viết mới đây của Tổng Bí thư Tô Lâm về "Chống lãng phí" là: Cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”. Lãng phí hiện nay diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Việc tổ chức bộ máy cồng kềnh, không hợp lý, với những sự chồng chéo, lẫn lộn trong quy định về chức năng, nhiệm vụ và sự chồng chéo, trùng lặp trong quá trình hoạt động có thể coi là một sự lãng phí rất lớn, cả trực tiếp và gián tiếp, cần phải được đổi mới mạnh mẽ trong thời gian tới.

tm-img-alt

Chủ tịch hội Kinh tế môi trường Việt Nam Lưu Đức Hải phát biểu

Chủ tịch hội Kinh tế môi trường Việt Nam Lưu Đức Hải thẳng thắn, vấn đề lãng phí tài nguyên khoáng sản ở nước ta đang ở mức rất cao, dưới ba dạng chủ yếu là khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản thô do các nguyên nhân như: khe hở luật pháp, thiếu kiến thức khoa học công nghệ, năng lực quản lý yếu và ý thức chưa cao của doanh nghiệp khai thác.

Ông Lưu Đức Hải cũng lưu ý cần nâng cao năng lực quản lý, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn và sửa đổi một số quy định pháp luật liên quan là các giải pháp khả thi trong điều kiện hiện nay ở nước ta để hạn chế lãng phí trong khai thác và chế biến khoáng sản.

tm-img-alt

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng và Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật và xã hội Phan Trung Lý chủ trì hội thảo

Theo nguyên Phó Tổng thư ký Quốc hội khóa XIV Lê Bộ Lĩnh, để phòng chống lãng phí nguồn nhân lực, cần thực hiện đồng bộ 7 giải pháp:

- Cần đặt việc phòng chống lãng phí nguồn nhân lực trong tổng thể cải cách thể chế, đi liền với việc tinh gọn bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương. “Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội,Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để hoạt động hiệu lực,hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất,năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới. Có các giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị lao động Việt Nam trong giai đoạn mới.

- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cán bộ khoa học: Cần có bộ tiêu chí đánh giá toàn diện đối với nguồn nhân lực, bao gồm năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm làm việc và khả năng thích ứng với môi trường làm việc.

- Đổi mới công tác tuyển dụng và bổ nhiệm: Cần đổi mới phương thức tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, bảo đảm tính minh bạch, công bằng và khách quan. Việc kiểm tra, giám sát cần được thực hiện thường xuyên để kịp thời phát hiện những sai sót.

- Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực: Cần có chương trình đào tạo dài hạn, phù hợp với yêu cầu từng vị trí công tác. Đồng thời, cần khuyến khích cán bộ, công chức tham gia ý kiến trong quá trình đánh giá, bổ nhiệm.

- Ứng dụng công nghệ trong quản lý nguồn nhân lực: Việc hiện đại hóa quản lý nhân sự, áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao động sẽ giúp tăng cường hiệu quả, giảm thiểu lãng phí.

- Kiểm tra và giám sát chặt chẽ: Cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về quản lý, sử dụng cán bộ để kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm.

Trong phần thảo luận của hội thảo, các đại biểu cũng đã có những tham luận, báo cáo cùng các chia sẻ về chống lãng phí về nhiều lĩnh vực như tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống lãng phí, về vấn đề trong khai thác tài nguyên, đầu tư công, quản lý tài sản công và thực thi chính sách.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Góp ý dự thảo Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai
Ngày 9/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã tổ chức hội nghị hội đồng Tư vấn phản biện và góp ý dự thảo Nghị định phân định quyền tại Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính đất đai.
Thanh Hoá: Phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp tỉnh
Sáng ngày 06/05, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tổ chức hội thảo phản biện “Đề án Phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, giai đoạn 2026 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (Đề án) với sự tham dự của hội đồng phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội và đại diện ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.
Sơn La: Góp ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 6/5, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn tham gia ý kiến dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tham dự hội thảo có đại diện một số sở, ngành của tỉnh.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
Ngày 05/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).Tham dự hội thảo có lãnh đạo đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, các hội thành viên Liên hiệp hội, các chuyên gia TVPB ở trung ương và tỉnh.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.

Tin mới

Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quốc hội xem xét việc rút ngắn nhiệm kỳ khóa XV
Tuần làm việc thứ hai, Quốc hội tập trung cho công tác lập hiến, lập pháp, thảo luận về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao.
Công đoàn VUSTA tổ chức hội nghị triển khai công tác, phổ biến những điểm mới Luật Công đoàn (sửa đổi)
Ngày 9/5, Công đoàn Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (Công đoàn VUSTA) đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động nửa đầu nhiệm kỳ (2023 -2028), triển khai công tác công đoàn đồng thời phổ biến những điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) tới công đoàn viên.