Thứ năm, 07/10/2010 19:18 (GMT+7)
Một vài tư liệu về Hà Nội cuối thế kỷ XIX
Guồng máy thành phố đang vận hành hết công suất để ngày kỷ ngày kỷ niệm Thủ đô ngànnăm có thêm nhiều cái mới, cái đẹp. Riêng ở góc độ xây dựng – quy hoạch, chưa bao giờ dư luận đặc biệt quan tâm đóng góp nhiều ý kiến cho bản quy hoạch Hà Nội mở rộng như thời gian qua. |
Nhân đọc cuốn sách “Hà Nội giai đoạn 1873 – 1888” của một lưu trữ viên, nhà cổ tự học Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, ông André Masson,qua bản dịch của thày giáo Lưu Đình Tuân, một người bạn có nhiều trăn trở với Hà Nội hôm nay (Nhà xuất bản Hà Nội – 2009), xin nhặt ra một số sự kiện có liên quan đến sự hình thành và phát triển củamột vài khu trọng điểm của Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX.Cuốn sách chỉ phác thảo Hà Nội từ ngày 5 – 11 – 1873, ngày Francis Garnier sử dụng Trường Thi làm nơi trú quân tạm thời, tới ngày 3 – 11 – 1888, ngày đạo dụ chính thức biến toàn thể lãnh thổ Hà Nội trở thành đất Pháp.
Theo ông André Masson thì Hà Nội trước khi bị người Pháp chiếm đóng 1873 chưa phải là một thành phố mà chỉ là một điểm dân cư hỗn hợp, trong đó khu hành chính, khu buôn bán và nhiều làng mạc được đặt bên nhau trong một khu vực kín.
- Thành khi đó rộng hơn nhiều những gì còn sót lại hôm nay, là khu hành chính, là nơi ở của các quan đầu tỉnh và đại diện của nhà vua.- Khu buôn bán được mô tả người đông đúc dày đặc bị kẹp giữa sông Hồng và Thành, chia thành khu phố Tàu, có nhiều cửa hàng lớn và khu phố người An – Nam của các thợ thủ công nhỏ.
- Phía Nam Thành và khu buôn bán có nhiều điểm được tường vây bảo vệ như đền thờ Khổng Tử (Văn Miếu), Trường Thi (Khoa thi cuối cùng vào năm 1879, trước khi phải di dời về Nam Định 1886), Trường Tiền, khu Đồn Thuỷ, khu nhượng địa tương lai của Pháp.
- Xa hơn nữa là các làng mạc nằm rải rác giữa các đầm và ruộng trên một vùng rộng lớn giới hạn bởi một dải đất cao có tên Đại La Thành.
Mỗi khu kể trên có đặc trưng riêng và theo sự phát triển riêng biệt. Nhưng hãy bắt đầu bằng một vài điểm chịu ảnh hưởng của Pháp. Đầu tiên đólà Trường Thi (có kích thước hoảng 150 x 200m giới hạn bởi: phía Bắc là phố Tràng Thi ngày nay, phía Tây là phố Dã Tượng, phía Đông là phố Quang Trung, và phía Nam là đoạn phố Lý Thường Kiệt từ số 2Fphố Quang Trung đến khu vực Toà án nhân dân tối cao ngày nay). Thành Hà nội (là khu vực bao quanh bởi đường Hùng Vương, Phan Đình Phùng, Phùng Hưng và Trần Phú ngày nay), khu nhượng địa (Dải đất từnhà Bác Cổ ven sông Hồng tới khu bệnh viện Việt Xô và 108 ngày nay), khu Hội truyền giáo (phố Phủ Doãn, Lý Quốc Sư ngày nay), khu phố Pháp và khu thương mại (khu phố Cổ ngày nay…).Đối với các nhà nghiên cứu về Hà Nội, có thể từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, họ đã đối chiếu, so sánh và hiểu cặn kẽ hơn về Hà Nội những ngày đầu rơi vào tay quân Pháp cả góc độ kinh tế, chính trị xã hội và các di sản đô thị hoặc tiền đô thị, để vẽ lên hoặc hình dung ra một Hà Nội trước và sau khi rơi vào tay người Pháp. Song với một chuyên gia lưu trữ của Sở lưu trữ và thư viện Đông Dương, ông André Masson, thông qua thư tịch ông quản lý, đã sắp xếp, thống kê lại các dự kiện về Hà Nội những ngày đầu quân Pháp chiếm đóng theo cách của ông để vẽ lên phần nào sự phát triển của Hà Nội từ năm 1873 – 1888 theo từng khu vực như kể trên. (sẽ viết cụt hể hơn kỳ sau).
 |
Lịch sử hình thành và phát triển của mỗi khu, theo mô tả thì thường gắn với chiến lược quân sự của người Pháp trong tính toán chiếm đóng toànbộ Bắc bộ và toàn Đông Dương. Bởi chính tác giả cuốn sách cho rằng… Xét về mặt lịch sử, canh bạc chơi ở Hà Nội vào thời kỳ này (1873 – 1888) có vai trò quyết định không chỉ tới công cuộc thiết lậpnền bảo hộ của người Pháp ở Bắc kỳ mà còn tới vị thế và sự phát triển của người Pháp trong các khu vực khác ở Đông Dương. Không có sự táo bạo của Francis Farnier, không có sự kiên trì của những ngườikế nhiệm bám chặt vào “mẩu đất” do Hiệp ước 1874 nhượng cho Pháp thì có lẽ mảnh đất này đã là mảnh đất cho những người nước ngoài khác thèm khát. Một cường quốc khác không phải là Pháp sẽ đứng vữngbên bờ sông Hồng và tình thế của Pháp ở Nam Kỳ sẽ bị nguy hại.Cuốn sách gợi mở cho chúng ta hôm nay về một bản quy hoạch Hà Nội thời bấy giờ xuất phát điểm từ “lý thuyết quy hoạch” nào? Con phố nào mở màn cho hệ thống giao thông bàn cờ của Hà Nội lúc bấy giờ và cho nhiều thập kỷ tiếp theo, và tại sao nó lại là toạ độ như vậy mà không phải là ở chỗ khác.
Đó hình như là sự ngẫu nhiên của sự tính toán thuần tuý về ý đồ quân sự. Khi Triều đình nhà Nguyễn kiên quyết chỉ dành một diện tích đất khoảng vài ha phía bờ sông Hồng cho Pháp (khu vực Đông và Nam Nhà hát lớn ngày nay) xây dựng Khu nhượng địa thì trong mắt của những chỉ huy quân sự Pháp thời đó đã vạch tuyến sao cho giữa khu nhượng địa đến Thành Hà Nội ngắn nhất có thể, giữa một vùng đầm lầy bao la như vậy. Henri Riviere đã vạch ra tuyến Tràng Tiền – Hàng Khay – Tràng Thi (ngày nay) hướng đến Đông Nam Thành Cổ (Cửa Nam ngày nay) và “chỉ thị” cho các đơn vị tiếp quản sau này xây dựng Khu phố Pháp song song hoặc vuông góc với tuyến đường đó. Tác giả André Masson đã khẳng định: “Khu phố kiểu Pháp (sau này) chỉ nảy sinh từ con đường đó mà không ở nơi nào khác, đơn giản vì con đường này trực tiếp nối khu nhượng địa với Thành Hà Nội (Đã trở thành nơi đồn trú của quân Pháp) và khu buôn bán. Nếu vị trí khu nhượng địa nằm quá về phía Bắc (Thành Hà Nội) như dự kiến ban đầu (là khu đất kẹp giữa phố Trần Quang Khải, Lý Thái Tổ, Hàm Tử Quan và Lê Phụng Hiểu ngày nay), trục của phố Pháp có lẽ đã khác và bản đồ Hà Nội sẽ hoàn toàn khác với bản đồ hiện nay”…
… Tại sao thành cổ Hà Nội chỉ còn lại Cột Cờ - Đoan Môn và Cổng thành Cửa Bắc mà không bị phá hết?
Theo người dịch thì lịch sử Hà Nội có một giai đoạn đặc biệt khác hẳn các giai đoạn khác. Đó là giai đoạn chuyển từ thành luỹ, phường thị phong kiến sang thành phố quy hoạch theo kiểu châu Âu kể từ 1873, năm quân Pháp chiếm Hà Nội, tới 1888 Hà Nội trở thành nhượng địa của Pháp.
 |
Một số di sản ít ỏi còn sót lại đến hôm nay, không bị phá huỷ bởi “những nhát quốc của những kẻ phá hoại” và các nhà “đô thị hoá”, (lời củaông Pau Boudet Giám đốc Sở lưu trữ và thư viện Đông Dương), phải chăng do những ý kiến của những người Pháp có văn hoá đã từng đặt vấn đề ngay khi đó rằng: “Tại sao người ta không đặt các thành phốhiện đại bên cạnh các đô thị bản xứ, để chúng có một vẻ riêng như Thống chế Lyautey đã từng làm ở Maroc. Ở đó người ta tránh phá huỷ sự duyên dáng của các đường phố ngoắt ngoéo răng cưa với vỉa hèsần sùi vênh nhau và các ngôi nhà hẹp, gian nọ nối gian kia tối om và bí hiểm. Có thể là vệ sinh, thậm chí hơn cả mất vệ sinh, nhưng cần thiết” (?). Tại sao không bảo tồn các tháp và lăng chùa Khổhình (Chùa Bái Ân) in bóng xuống làm nước xanh lục của Hồ Gươm giữa công viên của một thành phố mới? Thói phá hoại văn hoá tác động tới mọi chỗ. Khi người ta nẩy ra ý tưởng kỳ cục và chướng mắt làđặt tượng nữ thần Cộng hoà bằng kẽm (une République de zinc) trên nóc Tháp Rùa giữa Hồ Hoàn Kiếm thì trí tuệ người ta đã đi tới chỗ sa sút. Người Pháp và người An – Nam hoan nghênh một số dự án trướcđó đã lôi cuốn Paul Doumer về Cửa Bắc và các di tích của khu Hoàng cung sẽ được giải toả khỏi các ngôi nhà ký sinh làm méo mó hai công trình này. Chúng sẽ được bao bởi một công viên xanh mát trải dàitừ đường Victor Hugo (nay là Hoàng Diệu) tới phố Porte Sud và từ Cửa Bắc tới Cột cờ trên đường Puginier (nay là Điện Biên Phủ). Tuy nhiên, đó chỉ là một phần quan trọng của một chương trình tổng quáthơn mà Thị trưởng Hà nội trước đây, nay là Toàn quyền Đông Dương, ông Pierre Pasquier đã vạch ra từ năm 1916 rằng: Không biết có cách nào có thể triển khai sự quan tâm của chúng ta ra một số phố củakhu bản xứ. Chẳng hạn khi cung ứng các điều kiện vệ sinh cần thiết sẽ bảo tồn được tính cách độc đáo của các phố đó. Du khách sẽ rất lý thú được so sánh Hà Nội hôm qua và Hà Nội hôm nay…