Một số phương pháp lưu giữ bảo quản mẫu sinh vật biển
Khai thác, bảo vệ, lưu giữ, bảo quản mẫu nguồn tài nguyên biển của nước nhà không phải chỉ là nhiệm vụ đơn thuần của các nhà khoa học. Trong khuôn khổ bài báo này xin đề cập và gửi tới bạn đọc một số phương pháp bảo quản lưu giữ mẫu sinh vật biển bao gồm mẫu cá; giáp xác, nhuyễn thể; hai mảnh vỏ, bò sát, thú biển, chim; thực vật (Rong cỏ - Tảo biển).
I. Các loại hoá chất, vật liệu, trang thiết bị cơ bản, và một số điều kiện để phục vụ cho công tác bảo quản mẫu sinh vật biển
+ Hoá chất các loại gồm:
Cồn 90 o, 70 o; rượu 45 o; fomandehit, vazelin (mỡ), phèn chua, muối, nước sạch, thuốc tẩy zaven, oxy già, xà phòng; bột trắng ASENIC, axit sunfuric, thạch tím, paraphin, nến.
+ Vật liệu: Bông, vải sợi (loạn vụn mảnh nhỏ), kim khâu các loại (kim móc, thẳng, ghim) bộ đồ giải phẫu (dao, kéo, panh, xilanh, kim tiêm, kẹp) dùng loại mạ bằng chất liệu Inox không thấm nước để chống rỉ, ăn mòn:
- Dây thép các loại (dùng để làm khung cho các loại chim, thú, cá mạ kẽm) đinh mũ, thẳng.
- Giấy báo cũ, chỉ sợi tổng hợp (mềm, cứng pha chất nilon), các loại vải giữ nước, băng dính 2 mặt, bọt hút ẩm, các loại bột, bả, sơn màu, keo gắn, bút viết trên kính; bút vẽ tô màu, chổi sơn, dầu bóng, nước rửa kính; giấy mỏng chịu nước.
- Máy chụp ảnh có độ phân giải cao.
+ Trang bị bảo hộ lao động:
- Găng tay các loại (cao su, nhựa, vải sợi), khẩu trang, kính mắt, quần áo bảo hộ, mũ (dùng các loại có màu nhạt, tối) chất liệu nhẹ - dày vải nhẹ.
+ Một số thiết bị cơ bản để thu thập, đựng chứa mẫu lúc ở ngoài hiện trường và phòng lưu trữ, trưng bày.
- Xẻng nhỏ, cuốc đại dương, chế tác có mạ inox chống rỉ ăn mòn và một số đồ vật khác; sàng, lưới mắt to nhỏ, khung bằng ống nhựa Tiền Phong loại 16 hoặc 18 có hình vuông với diện tích 0,16 m 2trở lên.
- Hộp xốp cách nhiệt các loại.
- Tủ lạnh cỡ to, nhỏ (chỉ sử dụng ở ngăn làm lạnh), máy điều hoà, máy lạnh (nếu trong phòng không có điều hoà máy lạnh thì dùng thêm hệ thống quạt thông gió, quạt máy, máy hút ẩm); hạn chế ánh sáng nắng, mưa dột, những nơi có độ ẩm cao.
- Máy ảnh.
+ Các loại vật liệu để chế tác, giá, tủ, kệ, bục trưng bày: bao gồm kính trong suốt 5mm trở lên; gỗ các loại, sắt, nhôm, các miếng nhựa trong suốt (mika) có độ dẻo dùng để đánh dấu khắc tên mẫu vật, số hiệu, địa điểm.
- Các lọ bôcan, bình bằng thuỷ tinh, bình lọ bằng nhựa trong; có nút đậy (nút mài), bình lọ được gia công theo nhiều hình dạng: vuông, chữ nhật, tam giác, hình bình hành.
Ngoài ra các nhà bảo quản - lưu trữ - trưng bày mẫu cần có sự kết hợp với các hoạ sĩ thiết kế để tạo ra các sản phẩm để phục vụ cho trưng bày theo dáng thẩm mỹ, tiện dụng, phối cảnh hài hoà như: các giá đỡ, tủ, kệ, bục, đắp mô hình sa bàn; tạo rừng, bãi cát, hang động, nhũ đá...
II. Bảo quản mẫu cá biển gồm 2 loại chính: lớp cá xương chiếm phần lớn, lớp cá sụn chiếm phần nhỏ.
Cách pha chế dung dịch: 12% foocmôn và 88% nước, sau khi thu thập về, rửa sạch chúng bằng nước biển, nước ngọt (như chụp ảnh, mô tả rõ đặc điểm hình dạng nổi bật của chúng) tiến hành gắn đeo thẻ vào đuôi chúng (thẻ được làm bằng vỏ cây tre già gọt nhẵn rồi viết bằng mực tàu, bút chì) ghi rõ số liệu hoặc bằng các miếng nhựa trắng mỏng thông thường thẻ có bề rộng bằng 1 cm, dài 3 cm, dùng panh gắp để đầu cá xuống phía đáy, đuôi ở phía trên (không được để thân cá gấp khúc, cong) với các loại cá nhỏ không thể ngâm thật nhiều con chồng chéo trong 1 lọ mà nên chọn ra một số con còn nguyên vẹn, ngâm vào bình có dạng hình chữ nhật (tự gia công) và đặt 1 tấm kính gần bằng chiều dài của lọ theo tư thế nghiên hẳn sang một bên, với các mẫu dùng các dây nhỏ mềm, chịu nước xỏ qua cơ thể ở phần giữa theo chiều dài của mẫu, đặt theo tư thế thẳng hàng từ 5 - 7 cm con cho tiện quan sát, nếu là các loại cá đuối, ó dơi vì chúng có đuôi dài nên có thể cuộn đuôi cá lại theo vòng tròn (nắp các lọ tự gia công, sau này được gắn chặt bằng chất paraphin nên thợ phải khoan 1 lỗ nhỏ trên bề mặt nắp để tiện cho việc bổ sung hoặc thay thế dung dịch).
- Chú ý nếu trong điều kiện kích cỡ cá dài mà không đậy được kín nắp bình ta có thể gói mẫu vào những miếng vải bông thấm nước tẩm dung dịch foomôn vào đó để cho hoá chất ngấm sang cá. Trước khi thao tác cần dùng kim có đầu nhọn nhỏ châm một số lỗ vào bụng, lưng, đuôi, còn nếu ở trên các tàu đánh cá cùng ngư dân hay ngoài hiện trường phải gửi mẫu vào các hầm làm lạnh, tủ lạnh hay cho vào xốp cách nhiệt ướp đá lạnh.
- Ở trong phòng thí nghiệm muốn hạn chế lượng dung dịch nhiều trong bình lọ ngâm. Chỉ cần ngâm ½ kích cỡ dung dịch rồi dùng các miếng vải hút nước tốt để phủ lên phần còn lại, các bình có dung tích từ 0,8 - 7 lít nước chỉ ngâm từ 1 - 3 mẫu theo khối lượng và kích cỡ cá là vừa, với các loài cá có nhiều gai vây (nóc, mao tiêm, xương rồng, mặt quỷ) chỉ ngâm mỗi con/ lọ sử dụng được cả lọ nút mài; với các loại trứng cá, cá bột nên cho vào các ống nghiệm chiều dài 7 - 14 cm rồi bịt chặt ngâm cùng các lọ mẫu cùng loại; các mẫu cá phải gắn tên nhãn bằng giấy tốt. Sau đó dán bằng loại bằng dính hai mặt có sơ đồ như sau:
Tên cơ quan chủ quản, tên họ, tên loài, tên Việt Nam , địa điểm, thời gian.
Lớp cá sụn gồm có các loại cá Mập, cá Nhám, cá Đuối (công tác lưu giữ - bảo quản cũng giống như các loài cá khác). Cơ quan nội tạng của cá phải ngâm riêng. Ngoài ra còn một số loài cá cần phải dùng dung dịch cồn 90 ođể ngâm bảo quản chúng như: cá ngựa, cá lưỡng tiêm, theo cách pha chế dung dịch 70% cồn 30% nước ngọt.
III. Mẫu giáp xác, hai mảnh vỏ, nhuyễn thể
- Giáp xác: đó là: khúm núm, các loại tôm, cua, còng gió, bề bề, ghẹ, dung dịch được sử dụng: cồn 90 o, 70 o, rượu, nước ngọt, sạch.
Cách pha chế: cồn 90 opha 7% cồn + 3% nước, 70 opha 9% cồn + 1% nước, rượu nồng độ 40 o, dùng 500c dùng nguyên chất, khi ở ngoài hiện trường cũng dùng phương pháp bảo quản tức thời khi điều kiện chưa cho phép giống như làm với mẫu cá nhưng chú ý không được để cho các mẫu bị dập mai, vỏ, chân, râu, càng vì vỏ của chúng được cấu tạo chứa nhiều chất canxi, lại có chiều dài. Khi về phòng thí nghiệm rửa mẫu bằng nước ngọt sạch, dùng panh hoặc kẹp tre gắp nhẹ, quá trình ngâm mẫu lần đầu dung dịch đã ngả sang màu vàng, váng ở trên bề mặt, những bộ phận như tay, chân, dùng kim tiêm nhỏ và xi lanh bơm một lượng hoá chất vào những chỗ đó (dung dịch cồn pha nước). Các loại tôm, bề bề, nên để phần đuôi xuống đáy, đầu lên trên nếu râu của chúng dài nên cuộn lại, đối với các con nhỏ cũng làm động tác như mẫu cá, chọn ra một số con vật đẹp xâu chuỗi rồi đặt lên trên một miếng kính đặt chéo diện tích bình dán nhãn cho mẫu cá, ngoài ra còn ghi thêm bằng cách cắt các miếng giấy chịu nước nhỏ ghi chữ bằng bút chì.
Mẫu hai mảnh vỏ và chân bụng bao gồm: ngao, sò, trai, điệp, quéo, vẹm, tu hài, ngán ốc, bào ngư... vì chúng hay sống ở tầng đáy có nhiều chất bùn, đất, cát nên khi cọ rửa cần làm sạch các thành phần đó, chú ý giữ lại các bộ phận chân lông tơ ở vỏ ngoài, đối với các loại như điệp, bào ngư, quéo, vẹm, tu hài, khi ngâm cần phải dựng mẫu theo chiều dọc của chúng tuỳ theo kích cỡ mẫu mà chọn lựa các bình đựng ngâm cho phù hợp. Không nên ngâm nhiều mẫu chồng xít lên nhau để đem ra trưng bày: ví dụ: 1 lọ có đường kính là 7 cm cao 15 cm chứa được lượng dung dịch là 0,6 lít chỉ nên ngâm 1 đôi tu hài có chiều dài trung bình là 6cm, chỗ rộng nhất là 4cm, mẫu sò huyết trong 1 lọ nút mài có dung tích là 0,3 lít chỉ nên ngâm 5 con có tổng khối lượng 100g (loại 50 con/kg), ốc hình tháp có chiều cao 12cm, đường kính đáy 9cm cũng chỉ ngâm vào 1 bình có chứa dung tích 1 lít, các loại ốc, nhỏ, hai mảnh vỏ cũng cho chúng vào ống nghiệm dài rồi bịt kín ngâm cùng...
- Nhuyễn thể, bao gồm: sứa, bạch tuộc, mực, sá sùng, bông thùa, giun các loại, rươi.
+ Loài mực ống, mực nang ngâm theo tư thế đuôi quay về đáy lọ, bình, đầu nằm phía trên, còn Bạch tuộc do cấu tạo có nhiều vòi râu nên đặt ở tư thế nằm ngang, sử dụng các mẫu nguyên vẹn, có kích cỡ, khối lượng trung bình vừa phải: ví dụ: mực ống có chiều dài 8 cm, khối lượng 3 con/200g ngâm vào một bình có dung tích là 0,5 - 0,7 lít, mực nang có khối lượng 500 g/con cũng ngâm trong bình tròn dài có dung tích là 0,8 lít. Đối với các loài sứa chỉ nên chọn một số loài nhỏ để sử dụng và lưu trữ, trưng bày. Các loại giun nhiều tơ nên chọn những con dài có đường kính thân lớn để dễ quan sát.
- Sá sùng - bông thùa: do chúng sống ở các bãi cát nên trước khi ngâm cần rửa sạch hết loại bùn cát và các chất bám khác, vì nhìn bề ngoài trông chúng có lớp da mỏng mình căng nên không được trực tiếp đổ cồn 90 omà phải làm các động tác như gắp mẫu nhẹ, tránh trầy sát tổn thương cơ thể, rồi gây mê cho chúng chết dần bằng cách đổ nước ngọt vào trước theo tính tỷ lệ: 1% cồn + 9% nước ngọt để cho chúng bị gây mê rồi chết dần (tránh tình trạng đổ trực tiếp cồn 90 ovào con vật giẫy mạnh gây bục nở cơ thể). Sau 5 - 6 giờ khi sá sùng chết ta mới dùng panh tự chế bằng tre gắp ra rồi rửa sạch cũng bằng nước ngọt và ngâm mẫu. Rươi xung làm các động tác như sa sùng nhưng chú ý (cơ thể chúng còn dễ gẫy vụn hơn).
Rươi nên chọn những mẫu đẹp để lưu trữ, trưng bày: bông thùa hoặc có thể sử dụng cá con còn nguyên vẹn hoặc những con đã được lộn đầu để làm sạch cát đất; sá sùng còn có cả mẫu đã phơi khô.
Các mẫu nhuyễn thể - Hai mảnh vỏ đều sử dụng dung dịch cồn 90 o.
- San hô:
+ Khi mang khỏi mặt nước các tập đoàn san hô hình khối sẽ chết các pô lúp (cơ thể) của chúng rất ngắn nhỏ mà khi sống mắt thường cúng ta cũng rất khó quan sát, lúc chết cơ thể chúng cũng bị phân huỷ trên những khối san hô đó. Với nhiều hình dạng như hình núi, tháp, quạt, trái cây... khi bảo quản cần sử dụng vòi nước ngọt để sịt phun mạnh rửa cho sạch rồi ngâm chúng với nước vôi pha loãng từ 7 – 9 ngày, sau đó đem ra phơi ở chỗ nắng và hơi gió 4 phần thời gian nắng còn lại 6 phần là chỗ thoáng gió. Khi san hô vẫn còn mùi khó chịu (cơ thể chúng tiếp tục bị phân huỷ) lại ngâm bằng nước sôi pha loãng, nước mưa rồi rửa bằng nước ngọt pha thuốc tẩy zaven và phơi khi các tập đoàn san hô khô không rỉ nước và bốc mùi thì sử dụng được, khi đánh số nên sử dụng các miếng nhựa mỏng có màu trắng được viết bằng bút dạ màu đen, hoặc các miếng giấy cứng viết bằng bút chì, rồi xỏ dây buộc vào các mấu của khối, tập đoàn san hô.
(Còn tiếp)